Để góp phần giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại, bảo đảm quyền tự do kinh doanh, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10; Căn cứ vào Nghị quyết số 12/2002/QH11 ngày 16 tháng 12. | UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI Số 08 2003 PL-UBTVQH11 CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Hà Nội ngày 25 tháng 2 năm 2003 PHÁP LỆNH CỦA UỶ BAN THƯỜNG VỤ QUỐC HỘI SỐ 08 2003 PL-UBTVQH11 NGÀY 25 THÁNG 02 NĂM 2003 VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI Để góp phần giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại bảo đảm quyền tự do kinh doanh bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của các bên phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết số 51 2001 QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X kỳ họp thứ 10 Căn cứ vào Nghị quyết số 12 2002 QH11 ngày 16 tháng 12 năm 2002 của Quốc hội khoá XI kỳ họp thứ 2 về Chương trình xây dựng luật pháp lệnh của Quốc hội nhiệm kỳ khoá XI 2002-2007 và năm 2003 Pháp lệnh này quy định về Trọng tài thương mại. Chương 1 NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG Điều 1. Phạm vi điều chỉnh Pháp lệnh này quy định về tổ chức và tố tụng trọng tài để giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại theo sự thoả thuận của các bên. Điều 2. Giải thích từ ngữ Trong Pháp lệnh này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau 1. Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại được các bên thỏa thuận và được tiến hành theo trình tự thủ tục tố tụng do Pháp lệnh này quy định. 2. Thoả thuận trọng tài là thoả thuận giữa các bên cam kết giải quyết bằng trọng tài các vụ tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh trong hoạt động thương mại. 3. Hoạt động thương mại là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại của cá nhân tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá cung ứng dịch vụ phân phối đại diện đại lý thương mại ký gửi thuê cho thuê thuê mua xây dựng tư vấn kỹ thuật li -xăng đầu tư tài chính ngân hàng bảo hiểm thăm dò khai thác vận chuyển hàng hoá hành khách bằng đường hàng không đường biển đường sắt đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật. 4. Tranh .