Trong cuộc đời con người hiện đại, mà chúng ta còn gọi là một “chủ thể kinh tế” theo nghĩa trang trọng nhất của nghĩa vụ và quyền lợi, ba thứ thường xuyên cần ra quyết định là tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư. Hiển nhiên, để có ba thứ quyết định này, mỗi con người cần có thu nhập từ đâu đó. Những chuyện này xảy ra hết sức tự nhiên, tới mức mỗi khi xã hội ổn định, nghĩa là không có những biến động lớn như từ cuối 2007 tới đầu 2009 này, thì không ai. | Nơi các tài sản trú ân Trong cuộc đời con người hiện đại mà chúng ta còn gọi là một chủ thể kinh tế theo nghĩa trang trọng nhất của nghĩa vụ và quyền lợi ba thứ thường xuyên cần ra quyết định là tiêu dùng tiết kiệm và đầu tư. Hiển nhiên để có ba thứ quyết định này mỗi con người cần có thu nhập từ đâu đó. Những chuyện này xảy ra hết sức tự nhiên tới mức mỗi khi xã hội ổn định nghĩa là không có những biến động lớn như từ cuối 2007 tới đầu 2009 này thì không ai cần phải đặt nhiều câu hỏi về bản chất mối quan hệ và những tác động của các quyết định này tới phần còn lại xã hội. Thế nhưng các chu kỳ bùng phát-sụt giảm gấp gáp trong nhịp sống hối hả của thời kỳ Toàn Cầu Hóa phiên bản theo cách nói của Thomas Friedman lại liên tục đẩy bài toán ra quyết định tối ưu cho những cân nhắc vừa nói ở trên lên tầm mức quan trọng chưa từng có trong lịch sử loài người lịch sử của những mối lo âu tài chính. Loài người và mối lo âu tài chính Đây cũng là đúc kết thú vị cho dù hơi cường điệu nhưng rất con người của một văn hào Pháp khi cho rằng cuối cùng thì điều phân biệt loài người có trí khôn với muông thú trong thế giới hoang dã chính là sự lo âu tài chính. Điều này không khó hiểu với con người hiện đại. Glyn Davies tác giả của A History of Money from ancient times to present đã chứng minh rằng tiền bạc ngày càng ảnh hưởng tới mức độ hạnh phúc của loài người hơn đặc biệt sau một thời kỳ dài phát triển mạnh mẽ của công nghiệp hóa và kéo theo nó là quá trình tiền tệ hóa nền kinh tế nhân loại. Murray Rothbard trong tác phẩm The Mystery of Banking và Milton Friedman - kinh tế gia có ảnh hưởng lớn tới Reaganomics trong trước tác Tự do lựa chọn 1981 ủng hộ quan điểm này. Sự ám ảnh của tiền bạc hạnh phúc cũng như những tội lỗi liên quan thậm chí chẳng cần đợi tới những bằng chứng thực nghiệm hay mô hình danh giá của các kinh tế gia tân thời mà đã xuất hiện từ Tội ác và Trừng phạt của Dostoyevski với nhân vật Raskonikov bị dằn vặt vì tội lỗi tày trời do túng thiếu. Nhân vật này ảnh hưởng