Luận án được thực hiện với các mục tiêu như sau: nghiên cứu quá trình tạo bùn hạt kỵ khí trong hệ thống UASB nhằm nâng cao năng lực hệ thống xử lý nước thải sơ chế mủ cao su thiên nhiên; đánh giá hiệu quả sử dụng bùn hạt kỵ khí trong hệ thống UASB xử lý nước thải sơ chế mủ cao su thiên nhiên. . | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI NGUYỄN THỊ THANH NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH TẠO BÙN HẠT TRONG HỆ THỐNG UASB NHẰM XỬ LÝ NƢỚC THẢI SƠ CHẾ MỦ CAO SU Chuyên ngành: Công nghệ sinh học Mã số: 62420201 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ CÔNG NGHỆ SINH HỌC Hà Nội - 2016 Công trình đƣợc hoàn thành tại: Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. Lan Hƣơng 2. . Tô Kim Anh Phản biện 1: . Đặng Đình Kim Phản biện 2: . Lê Gia Hy Phản biện 3: . Trần Đức Hạ Luận án đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Trƣờng họp tại Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội Vào hồi giờ, ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: 1. Thư viện Tạ Quang Bửu - Trường ĐHBK Hà Nội 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam A. GIỚI THIỆU LUẬN ÁN 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Nước thải sơ chế mủ cao su có mức độ ô nhiễm cao với lưu lượng lớn nếu không được xử lý triệt để sẽ tác động xấu đến môi trường. Hiện nay, hiệu quả xử lý nước thải tại các nhà máy cao su ở Việt Nam rất thấp, nước thải dòng ra không đạt theo tiêu chuẩn QCVN 01-MT:2015/BTNMT. Kết quả khảo sát cho thấy nhiều hệ thống xử lý nước thải tại các nhà máy cao su bị quá tải, đặc biệt vào những tháng sản xuất cao điểm. Tình trạng này có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân là hệ thống xử lý nước thải được thiết kế chưa đủ công suất. Thêm vào đó, lưu lượng nước thải sơ chế mủ cao su thường xuyên biến động đòi hỏi thể tích công trình xử lý nước thải phải rất lớn trong khi các nhà máy cao su thường nằm xen kẽ với khu dân cư nên rất khó tăng diện tích công trình. Do đó, giải pháp lựa chọn tối ưu cho xử lý nước thải sơ chế mủ cao su tại Việt Nam là sử dụng các thiết bị cao tải. Hệ thống xử lý kỵ khí với dòng chảy ngược qua lớp bùn hoạt tính (UASB) là một trong những thiết bị cao tải đã được sử dụng trong xử lý nước thải công nghiệp trong nhiều thập kỷ. Hệ thống UASB có ưu điểm là vận hành đơn giản, chịu được tải trọng hữu cơ (OLR) cao và