Đề tài nghiên cứu nhằm hướng đến các mục tiêu: xác lập cơ sở khoa học tích hợp dữ liệu GIS và quá trình phân tích thứ bậc AHP trong lựa chọn phương án ưu tiên tối ưu các dự án thành phần của quy hoạch khai thác khoáng sản; thông qua kết quả nghiên cứu để minh chứng hiệu quả của tư liệu viễn thám và GIS trong đánh giá tác động môi trường tích lũy của đánh giá môi trường chiến lược các dự án quy hoạch khai thác khoáng sản. . | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT VŨ THỊ HẰNG NGHIÊN CỨU XÁC LẬP CƠ SỞ KHOA HỌC TÍCH HỢP TƯ LIỆU ĐỊA TIN HỌC ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC PHỤC VỤ QUY HOẠCH KHAI THÁC KHOÁNG SẢN RẮN (VÍ DỤ CHO BỂ THAN QUẢNG NINH) Ngành: Kỹ thuật Trắc địa - Bản đồ Mã số: 62520503 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KỸ THUẬT HÀ NỘI - 2015 Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Trắc địa mỏ, Khoa Trắc địa, Trường Đại học Mỏ - Địa chất Người hướng dẫn khoa học: 1. Võ Chí Mỹ 2. Hà Minh Hòa Phản biện 1: TS. Nguyễn Xuân Lâm Cục Viễn thám Quốc gia Phản biện 2: TS. Vũ Xuân Cường Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường TP. Hồ Chí Minh Phản biện 3: TS. Dương Chí Công Viện Khoa học Đo đạc và Bản đồ Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án cấp Trường họp tại Trường Đại học Mỏ - Địa chất vào hồigiờngàythángnăm. Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện: Thư viện Quốc gia, Hà Nội Hoặc Thư viện Trường Đại học Mỏ - Địa chất 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) là công cụ quan trọng nhằm mục tiêu phát triển bền vững của các dự án chiến lược, quy hoạch, kế hoạch (CQK) nói chung và của công nghiệp khai thác khoáng sản nói riêng. Các luật Bảo vệ môi trường của Việt Nam năm 2005, 2014 và các Nghị định của Chính phủ đều đã quy định về yêu cầu đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) đối với các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch trong đó có quy hoạch khoáng sản. Đối với các nội dung liên quan đến dữ liệu địa không gian, các phương pháp ĐMC truyền thống có độ chính xác không cao, làm giảm chất lượng ĐMC. Sự tích hợp các giải pháp địa tin học giải quyết các nhiệm vụ của ĐMC, đặc biệt là phân tích lựa chọn phương án ưu tiên các dự án thành phần và đánh giá tác động tích lũy sẽ cho các dữ liệu và kết quả chính xác, khách quan và tin cậy. Ở Việt Nam, chưa có một CQK nào sử dụng công nghệ địa tin học trong các nội dung ĐMC nói chung và sử dụng địa tin học như một công cụ để phân tích các tiêu chí,