An sinh xã hội, đặc biệt là trợ cấp tuổi già, là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu của các quốc gia. Đề tài được thực hiện để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này. . | An sinh xã hội_Trợ cấp tuổi già TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƢƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ ----------o0o---------- BÀI TẬP NHÓM MÔN: AN SINH XÃ HỘI Đề tài: Tìm hiểu và nghiên cứu về trợ cấp tuổi già Danh sách nhóm: Nguyễn Thị Phƣơng _ 11142325_Nhóm trƣởng Cao Thị Hƣờng _ 11141955 Hà Thị Thanh _ 11153956 Nguyễn Thị Ngọc Trang Vũ Thị Ánh Tuyết Lớp tín chỉ: _ 11141320 _ 11150800 An sinh xã hội_8 Hà Nội, tháng 10/2016 1 An sinh xã hội_Trợ cấp tuổi già LỜI NÓI ĐẦU: ừ xa xưa, trước những khó khăn, rủi ro trong cuộc sống, con người đã tự khắc phục, như câu phương ngôn “tích cốc phòng cơ, tích y phòng hàn”; đồng thời, còn được sự san sẻ, đùm bọc, cưu mang của cộng đồng. Sự tương trợ dần dần được mở rộng và phát triển dưới nhiều hình thức khác nhau. Những yếu tố đoàn kết, hướng thiện đó đã tác động tích cực đến ý thức và công việc xã hội của các Nhà nước dưới các chế độ xã hội khác nhau. T Trong quá trình phát triển xã hội, hệ thống ASXH đã có những cơ sở để hình thành, phát triển. Quá trình công nghiệp hoá làm cho đội ngũ người làm công ăn lương tăng lên, cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập làm thuê đem lại. Sự hẫng hụt về tiền lương trong các trường hợp bị ốm đau, tai nạn, rủi ro, bị mất việc làm hoặc khi về già , đã trở thành mối đe doạ đối với cuộc sống bình thường của những người không có nguồn thu nhập nào khác ngoài tiền lương. Sự bắt buộc phải đối mặt với những nhu cầu thiết yếu hàng ngày đã buộc những người làm công ăn lương tìm cách khắc phục bằng những hành động tương thân, tương ái (lập các quỹ tương tế, các hội đoàn ); đồng thời, đòi hỏi giới chủ và Nhà nước phải có trợ giúp bảo đảm cuộc sống cho họ. Kinh tế thị trường đang trong quá trình hình thành ở Việt Nam, nhưng những nội dung của ASXH thì đã được thực hiện khá lâu. Những câu thành ngữ “áo lành đùm áo rách”, “thương người như thể thương thân”, “bầu ơi thương lấy bí cùng” , đã thể hiện tính cộng đồng ở nước ta và nó đã góp phần điều chỉnh các hành vi trong xã hội về các hoạt