Tài liệu hướng dẫn giải bài tập SGK trang 57 trình bày kiến thức trọng tâm của bài Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á và gợi ý cách giải bài tập từ đó các em có thể kiểm tra, ôn tập, củng cố kiến thức đồng thời nắm vững được phương pháp, phân loại được các dạng bài tập liên. Hy vọng đây là tài liệu bổ ích nhất dành tặng cho các em, cùng tham khảo nhé! | A. Tóm tắt Lý thuyết Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á Địa lí 8 1. Nền kinh tế của các nước Đông Nam Á phát triển khá nhanh song chưa vững chắc ‐ Đông Nam Á là khu vực có điều kiên tự nhiên và xã hội thuận lợi cho sự phát triển kinh tế. ‐ Trong thời gian qua các nước Đông Nam Á đã có tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, điển hình như: Xin‐ga‐po, Malai. song chưa vững chức. ‐ Kinh tế khu vực phát triển chưa vững chắc dễ bị tác động từ bên ngoài. ‐ Môi trường chưa được chú ý bảo vệ trong quá trình phát triển kinh tế. 2. Cơ cấu kinh tế đang có những thay đổi ‐ Các nước Đông Nam Á đang có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa B. Ví dụ minh họa Đặc điểm kinh tế các nước Đông Nam Á Địa lí 8 Nền kinh tế các nước ĐNÁ phát triển nhanh do những nguyên nhân nào?Vì sao chưa vững chắc? Hướng dẫn trả lời: Sự tăng trưởng kinh tế khá nhanh của các nước Đông Nam Á đó là: + Nguồn lao động rẻ ( do dân số đông ) + Tài nguyên phong phú (giàu kim loại màu, dầu mỏ, gỗ.) + Nhiều nông phẩm nhiệt đới ( lúa gạo, cao su, cà phê,cọ dầu, lạc.) + Tranh thủ được vốn đầu tư của các nước và vùng lãnh thổ ( Đầu tư của Nhật Bản, Hoa Kì, các nước Tây Âu.) - Năm 1990 mức tăng trưởng bình quân của thế giới ở mức 3-4%, ta thấy được tốc độ tăng trưởng của các nước đông nam á trong thời gian này là khá cao. - Tuy vậy từ năm 1996 đã có dự báo về khủng hoảng kinh tế ở một số nước do sự mất cân đối trong phát triển các ngành kinh tế như: Phân bố nguồn đầu tư cho những ngành không làm ra lãi, tiêu dùng lạm vào vốn, chuyển đổi cơ cấu chậm, vay nhiều vốn không trả nợ được, phụ thuộc vào nước ngoài, - Những năm 1997-1998 do khủng hoảng tài chính bắt đầu từ Thái lan, sau đó lang ra các nước trong khu vực và kéo theo sự suy giảm kinh tế nhiều nước trong khu vực: Mức tăng trưởng giảm (In- đô, Thái lam, Ma-lai). Riêng Việt Nam mức tăng trưởng khôn ảnh hưởng nhiều do nền kinh tế của chúng ta chưa quan hệ