Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) là một tiến trình rà soát định kỳ thành tích nhân quyền của tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc (LHQ). Đây là một cơ chế giám sát nhân quyền dựa trên đối thoại giữa các quốc gia trong khuôn khổ cấu trúc của Hội đồng Nhân quyền - cơ chế dựa trên Hiến chương LHQ được cải cách từ năm 2006 thay cho Ủy ban Nhân quyền trước kia. Kỳ UPR đầu tiên đã diễn ra từ năm 2008 đến năm 2011 với 192 nước thành viên tham gia. | KIỂM ĐIỂM ĐỊNH KỲ PHỔ QUÁT VỀ NHÂN QUYỀN TẠI VIỆT NAM: NHỮNG MỐC PHÁT TRIỂN TRONG KHUYẾN NGHỊ NĂM 2014. Nghiêm Hoa* Giới thiệu Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) là một tiến trình rà soát định kỳ thành tích nhân quyền của tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc (LHQ). Đây là một cơ chế giám sát nhân quyền dựa trên đối thoại giữa các quốc gia trong khuôn khổ cấu trúc của Hội đồng Nhân quyền – cơ chế dựa trên Hiến chương LHQ được cải cách từ năm 2006 thay cho Ủy ban Nhân quyền trước kia. Kỳ UPR đầu tiên đã diễn ra từ năm 2008 đến năm 2011 với 192 nước thành viên tham gia. Kỳ UPR thứ hai đang diễn ra từ 5/2012 và dự kiến sẽ kết thúc vào tháng 7/2016. Khái niệm “phổ quát” trong UPR thể hiện nguyên tắc bình đẳng: việc kiểm điểm được áp dụng với tất cả các quốc gia thành viên LHQ. Trên nguyên tắc này, sau một kỳ kiểm điểm, tình hình nhân quyền trên toàn cầu sẽ được rà soát (khác với trước kia Ủy ban Nhân quyền LHQ chỉ xem xét đơn lẻ từng quốc gia khi cần thiết). Xét ở một góc độ nhất định, “phổ quát” còn có hàm ý các tiêu chuẩn áp dụng trong kiểm điểm là tất cả các nghĩa vụ nhân quyền có thể được xét đến, chiểu theo (1) Hiến chương LHQ; (2) Tuyên ngôn Nhân quyền Phổ quát; (3) Các công ước nhân quyền mà Nhà nước được kiểm điểm là thành viên; (4) Các lời hứa và cam kết tự nguyện của Nhà nước và (5) Luật Nhân đạo Quốc tế có thể áp Việt Nam đã tiến hành kiểm điểm theo kỳ đầu tiên với phiên kiểm điểm tại Hội đồng Nhân quyền vào tháng 5/2009, và kỳ thứ hai với phiên kiểm điểm vào tháng 02/2014 và kết quả được công bố tháng 6/2014. Ở kỳ thứ nhất, Việt Nam đã ủng hộ 94 trong tổng số 146 khuyến nghị, từ chối 46 khuyến nghị, trả lời chung với 05 khuyến nghị và để ngỏ 01 khuyến Ở kỳ thứ hai, Việt Nam đã chấp thuận 182 trong tổng số 227 khuyến nghị được 106 quốc gia đưa ra trong phiên đối Trong bối cảnh đó, có sự thay đổi nào đáng kể có thể nhận thấy được từ kết quả của hai kỳ kiểm điểm, và những thay đổi đó có ý nghĩa như thế nào với