Giải bài tập Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng Địa lí trên bản đồ SGK Địa lí 10

Nội dung chính của tài liệu gồm phần khái quát kiến thức bài Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng Địa lí trên bản đồ, kèm hướng dẫn giải các bài tập trang 14 sẽ giúp các em nắm vững nội dung bài học và định hướng được phương pháp giải bài tập hiệu quả hơn. Mời các em cùng tham khảo! | A. Tóm tắt Lý thuyết Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng Địa lí trên bản đồ Địa lí 10 1. Phương pháp kí hiệu a. Đối tượng biểu hiện:  Biểu hiện các đtượng phân bố theo những điểm cụ thể. Những kí hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng trên bản đồ. (ví dụ: Thuỷ điện Hoà Bình được đặt trên sông Đà ) b. Các dạng kí hiệu:  – Kí hiệu hình học: Sắt, than, crôm, kim cương, vàng, nước khoáng, đá quý. – Kí hiệu chữ: Apatít, Uranni, Bôxít, Niken, Thuỷ ngân, Antimon, Môlípđen. – Kí hiệu tượng hình: Rừng nhiệt đới, cây lúa, hoa quả, trâu, hươu, bãi cá , nhà máy. c. Khả năng biểu hiện: – Tên và vị trí phân bố của đối tượng. – Số lượng của đối tượng. – Cấu trúc, chất lượng và động lực phát triển. Hình . Các dạng kí hiệu 2. Phương pháp kí hiệu đường chuyển động a. Đối tượng biểu hiện: – Thể hiện sự di chuyển của các hiện tượng tự nhiên & các hiện tượng KT-XH trên bản đồ (ví dụ) +Hiện tượng tự nhiên: Sự di chuyển của gió, bão, các dòng hải lưu +Hiện tượng kinh tế-xã hội: Sự di chuyển các luồng dân cư, sự dịch chuyển hàng hoá, hành khách, đường hành quân b. Các dạng kí hiệu: -Mũi tên(véctơ) -Dải băng c. Khả năng biểu hiện: – Hướng di chuyển của đối tượng. – Khối lượng của đối tượng di chuyển, tốc độ di chuyển. – Chất lượng của đối tượng di chuyển. 3. Phương pháp chấm điểm: a. Đối tượng biểu hiện: Biểu hiện các hiện tượng phân bố phân tán lẻ tẻ bằng các điểm chấm trên bản đồ (ví dụ: Phân bố dân cư, phân bố cây lương thực, đàn gia súc ) b. Dạng kí hiệu: Chấm tròn(tối ưu nhất) c. Khả năng biểu hiện: – Sự phân bố của đối tượng. – Số lượng của đối tượng. – Đặc điểm của đối tượng. Ví dụ: chấm đen thể hiện Trâu, chấm vàng thể hiện Bò. 4. Phương pháp bản đồ – biểu đồ  a. Đối tượng biểu hiện: Thể hiện giá ti tổng cộng của một hiện tượng địa lí trên một đơn vị lãnh thổ bằng cách dùng các biểu đồ cột đặt vào phạm vi các đơn vị lãnh thổ đó. b. Khả năng biểu hiện: – Thể hiện được chính xác vị trí của đối tượng. – Số lượng của .

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.