Nội dung tài liệu gồm phần tóm tắt nội dung trọng tâm của bài và gợi ý cách giải bài Nhật Bản – Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triên kinh tế trang 78 một cách chi tiết và dễ hiểu. Mời các em tham khảo tài liệu để có thêm những phương pháp giải bài tập hay, khoa học. Hy vọng tài liệu sẽ là tài liệu hữu ích giúp quá trình học tập của các em được tốt hơn! | A. Tóm tắt Lý thuyết Nhật Bản – Tự nhiên, dân cư và tình hình phát triên kinh tế Địa lí 11 I. Điều kiện tự nhiên – Quần đảo ở Đông Á trên Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn: Hôn su, Kiu xiu, Sicôcư, Hôccaiđô và hàng nghìn đảo nhỏ khác. – Địa hình: 80% diện tích đồi núi, chủ yếu là núi lửa (hơn 80 núi lửa đang hoạt động), hằng năm thường xảy ra hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ. Đồng bằng nhỏ hẹp nằm ven biển. – Khí hậu ôn đới hải dương, ảnh hưởng gió mùa, mưa nhiều. + Phía bắc: ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết. + Phía nam: cận nhiệt đới, mùa đông không lạnh lắm, mùa hạ nóng, thường có mưa to và bão. – Sông ngòi: ngắn, dốc, lưu lượng lớn. Tiêu biểu sông : Sina, Ixicaro – Bờ biển khúc khuỷu, nhiều vũng vịnh, kín gió. – Vùng biển có các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau tạo nên ngư trường cá phong phú (cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá trích, cá hồi ) – Rừng có diện tích bao phủ lớn nhất châu Á, với 64% diện tích đất tự nhiên được rừng bao phủ. – Khoáng sản nghèo nàn, ngoài than đá, đồng, các khoáng sản khác trữ lượng không đáng kể. II. Dân cư – Đông dân (127,7 triệu – 2005), tập trung ở các thành phố ven biển. – Gia tăng dân số chậm 0,1% (2005) , có xu hướng giảm. – Dân số già, tỉ lệ người già cao (19,2% – 2005). – Người Nhật có truyền thống lao động cần cù, tự giác, tinh thần trách nhiệm cao. – Chú trọng đầu tư cho giáo dục. III. Tình hình phát triển kinh tế – Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, nền kinh tế Nhật Bản suy sụp nghiêm trọng. – 1952: khôi phục bằng ngang mức trước chiến tranh. – 1955-1973: kinh tế phát triển cao độ, GDP tăng trưởng từ 7,8% – 13,1%. – Nguyên nhân phát triển kinh tế thần kì: + Chú trọng đầu tư hiện đại hoá công nghiệp, tăng nguồn vốn đi đôi với áp dụng kĩ thuật mới. + Tập trung cao độ vào các ngành then chốt có trọng điểm theo từng giai đoạn (thập niên 50: ngành điện lực; thập niên 60: ngành luyện kim; thập niên 70: ngành giao thông vận tải). +