Nhằm giúp các em hệ thống lại kiến thức Liên minh Châu Âu (EU) - Liên minh khu vực lớn trên thế giới đồng thời nắm vững phương pháp giải các dạng bài tập. gửi đến các em tài liệu hướng dẫn giải bài tập SGK trang 50 tài liệu bao gồm các gợi ý giải với đáp số cụ thể cho từng bài tập. Hy vọng đây là tài liệu hữu ích dành cho các em. Chúc các em học tốt! | A. Tóm tắt Lý thuyết Liên minh Châu Âu (EU) - Liên minh khu vực lớn trên thế giới Địa lí 11 I. Quá trình hình thành và phát triển 1. Sự ra đời và phát triển – Sau chiến tranh thế giới II, các nước Tây Âu tăng cường liên kết. – Năm 1951 thành lập cộng đồng Than và Thép châu Âu. Gồm các nước: Pháp, Đức, Ý, Bỉ, Hà Lan, Lucxămbua. – 1957: cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC). – 1958: cộng đồng nguyên tử. – 1967: thống nhất 3 tổ chức trên thành cộng đồng châu Âu (EC). – 1993, đổi tên thành Liên minh châu Âu (EU). – Từ 6 nước ban đầu (1957) đến 2007 là 27 nước. Tuy nhiên nước Anh đã rời đi EU ngày 24/6/2016. 2. Mục đích và thể chế a. Mục đích – Xây dựng và phát triển khu vực tự do lưu thông hàng hóa, dịch vụ, con người, tiền vốn giữa các nước thành viên. – Hợp tác, liên kết về kinh tế, luật pháp, nội vụ, an ninh và đối ngoại. + Ba trụ cột của EU theo hiệp ước Maxtrich là : . Cộng đồng châu Âu . Chính sách đối ngoại và an ninh chung. . Hợp tác về tư pháp và nội vụ. Hinh . Những trụ cột của ngôi nhà chung châu Âu b. Thể chế – Nhiều quyết định quan trọng về kinh tế, chính trị do các cơ quan đầu não của EU đưa ra. – Các cơ quan đầu não của EU gồm: Hội đồng châu Âu, Uỷ ban liên minh châu Âu, Hội đồng Bộ trưởng, Tòa án châu Âu, cơ quan kiểm toán châu Âu, Nghị viện châu Âu. * Cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan đầu não của EU : + Hội đồng châu Âu : quyết định cơ bản của những người đứng đàu Nhà nước. + Ủy ban Liên minh châu Âu : dự thảo nghi quyết và dự luật. + Hội đồng Bộ trưởng EU : quyết định các dự thảo nghị quyết và dự luật do Ủy ban liên minh châu Âu dự thảo. + Nghị viện châu Âu : kiểm tra các quyết định của Ủy ban liên minh châu Âu, tham vấn và ban hành các quyết định và luật lệ. + Tòa án châu Âu và Cơ quan Kiểm toán là những cơ quan chuyên môn, hoạt động độc lập. Hinh . Các cơ quan đầu não của EU II. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới 1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới – Hình thành nên thị .