Giải bài tập Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế SGK Địa lí 11

Tài liệu hướng dẫn giải bài tập trang 12 sẽ giúp các em tiết kiệm thời gian hơn trong việc tìm kiếm tài liệu hoàn thành bài tập Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế. Nội dung trọng tâm của tài liệu gồm phần gợi ý trả lời và phương pháp giải các bài tập cụ thể. Hy vọng đây sẽ là tài liệu bổ trợ đắc lực cho các em trong quá trình rèn luyện và nâng cao các kĩ năng làm bài. | A. Tóm tắt Lý thuyết Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa kinh tế Địa lí 11 I. Xu hướng toàn cầu hóa – Là quá trình liên kết các quốc gia về kinh tế, văn hóa, khoa học, Trong đó toàn cầu hoá kinh tế có tác động mạnh mẽ nhất đến mọi mặt của nền kinh tế – xã hội thế giới. 1. Toàn cầu hóa về kinh tế a. Thương mại phát triển: – Tốc độ tăng trưởng ngoại thương cao. – Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) chỉ phối 95% hoạt động thương mại thế giới, thúc đẩu tự do hóa thương mại làm cho nền kinh tế thế giới phát triển năng động.  b. Đầu tư nước ngoài tăng nhanh: – Từ 1990 – 2004 đầu tư nước ngoài tăng gấp 5 lần, đầu tư chiếm tỉ lệ lớn trong lĩnh vực dịch vụ, trong đó chủ yếu là các hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm   – Hướng đầu tư vào các nước phát triển có cơ sở hạ tầng hiện đại, nguồn công nhân với tri thức và tay nghề cao.  c. Thị trường tài chính mở rộng: – Hình thành mạng lưới liên kết tài chính. – Các tổ chức tài chính toàn cầu IMF, WB đóng vai trò to lớn trong nền kinh tế – xã hội thế giới. d. Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn – Số lượng ngày càng nhiều. – Nắm trong tay khối lượng tài sản lớn, chi phối mạnh mẽ các hoạt động kinh tế của nhân loại. 2. Hệ quả của toàn cầu hóa – Tích cực: thúc đẩy sản xuất phát triển, tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế. – Thách thức: gia tăng khoảng cách giàu nghèo; cạnh tranh giữa các nước. II. Xu hướng khu vực hóa kinh tế 1. Các tổ chức liên kết kinh tế khu vực – Nguyên nhân: do phát triển không đều và sức ép cạnh tranh trên thế giới, những quốc gia tương đồng về văn hóa, xã hội, địa lí hoặc có chung mục tiêu, lợi ích. – Một số tổ chức liên kết khu vực:  + NAFTA: Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ: Hoa Kì, Canada, Mêhicô.  + EU: Liên minh châu Âu: các nước châu Âu.  + ASEAN: Hiệp hội các nước Đông Nam Á: 10 nước thành viên ĐNÁ.  + APEC: Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương.  + MERCOSUR: Thị trường chung Nam Mỹ. 2. Hệ quả của

Bấm vào đây để xem trước nội dung
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.