Tài liệu ôn Nghị luận xã hội - Bùi Thị Kim Duyên

Nhằm phục vụ cho các em học sinh đang ôn luyện cho kì thi THPT Quốc gia có thêm tài liệu ôn tập thật tốt, xin giới thiệu tài liệu ôn Nghị luận xã hội dưới đây do cô Bùi Thị Kim Duyên biên soạn. Mời các em cùng tham khảo. | Tài liệu ôn NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Buøi Thò Kim Duyeân – Tổ Bộ môn Ngữ văn I. YÊU CẦU CHUNG: 1. Học sinh làm một bài văn ngắn (khoảng 400 từ - khoảng hai trang giấy thi) bàn về một tư tưởng đạo lí hoặc một hiện tượng đời sống. 2. Tuy điều kiện thời gian làm bài rất eo hẹp nhưng học sinh cũng cần phải đảm bảo cấu trúc một bài văn nghị luận xã hội hoàn chỉnh. Cụ thể: - Bài làm phải đầy đủ ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài. - Giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) và giữa các luận điểm, các đoạn trong phần thân bài phải có sự liên kết chặt chẽ. Để làm được như vậy, cần phải: + Sử dụng những từ ngữ, những câu văn để chuyển ý. + Câu chuyển ý thường ở đầu đoạn văn (Câu này thường có chức năng: liên kết với ý ở đoạn văn trước đó và mở ra ý mới trong đoạn văn). + Không thể trình bày phần thân bài chỉ với một đoạn văn! - Phải bảo đảm tính cân đối giữa ba phần (mở bài, thân bài, kết bài) trong toàn bộ bài văn cũng như giữa các luận điểm ở phần thân bài, tránh trường hợp làm bài kiểu “đầu voi đuôi chuột” (phần “mở bài, thân bài” lại nói nhiều, thiếu phần “kết bài”). - Phải biết vận dụng kết hợp các thao tác lập luận trong bài văn: giải thích, phân tích, chứng minh, so sánh, bác bỏ, bình luận - Để bài văn có sức thuyết phục, cần sử dụng một số phương thức biểu đạt như biểu cảm, tự sự, miêu tả, thuyết minh hỗ trợ cho phương thức nghị luận chính. II. ĐỊNH HƯỚNG NỘI DUNG, VẤN ĐỀ NGHỊ LUẬN 1. Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí: - Vấn đề nhận thức: lí tưởng, mục đích sống - Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, lòng nhân ái, vị tha, bao dung, độ lượng; tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thói ích kỉ, ba hoa, vụ lợi - Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em - Vấn đề về các quan hệ xã hội: tình đồng bào, tình thầy trò, tình bạn - Vấn đề về cách ứng xử, đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống. 2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống: - Đề tài nghị luận thường gần gũi với đời sống và sát hợp .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.