Tài liệu được biên soạn với các gợi ý và cách giải bài tập Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong SGK sẽ giúp các em ghi nhớ và khắc sâu nội dung chính của bài học để từ đó vận dụng vào việc giải bài tập. Mời các em tham khảo tài liệu để hoàn thiện bài tập một cách dễ dàng và nắm thêm những phương pháp giải bài tập nhanh, chính xác. | A. Tóm tắt Lý thuyết Chuyển dịch cơ cấu kinh tế SGK Địa lí 12 I. Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP): 1/ Ý nghĩa: -Có tầm quan trọng trong các mục tiêu phát triển kinh tế. GDP và GDP/ người của Việt Nam năm 2005 -Tạo tiền đề đẩy mạnh xuất khẩu, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo 2/Tình hình tăng trưởng GDP: -1990-2005, tăng liên tục với tốc độ bình quân 7,2%/năm. Năm 2005, tăng 8,4%, đứng đầu ĐNA. -Nông nghiệp phát triển mạnh, giải quyết vấn đề lương thực và trở thành nước XK gạo hàng đầu thế giới Chăn nuôi cũng phát triển với tốc độ nhanh. -Công nghiệp tăng trưởng ổn định với tốc độ cao, 1991-2005 bình quân đạt > 14%/năm. Sức cạnh tranh của sản phẩm được tăng lên. 3/ Hạn chế: -Nền kinh tế chủ yếu vẫn tăng trưởng theo chiều rộng, chưa đảm bảo sự phát triển bền vững. -Hiệu quả kinh tế còn thấp, sức cạnh tranh nền kinh tế còn yếu. II. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH: 1/Chuyển dịch cơ cấu ngành: - Tăng tỷ trọng khu vực II, giảm tỷ trong khu vựcI. Khu vực III chiếm tỷ trọng cao nhưng chưa ổn định. Năm 2005, lần lượt các khu vực I, II, III có tỷ trọng là: 21,0%; 41,0%; 38,0%. - Xu hướng chuyển dịch là tích cực, nhưng vẫn còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu giai đoạn mới. - Trong từng ngành có sự chuyển dịch riêng. +Khu vực I: giảm tỷ trọng ngành NN, tăng tỷ trọng ngành thuỷ sản. Trong nông nghiệp, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm, ngành chăn nuôi tăng. +Khu vực II: công nghiệp chế biến có tỷ trọng tăng, công nghiệp khai thác có tỷ trọng giảm. Đa dạng hóa các sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường, nhất là các sản phẩm cao cấp, có chất lượng và có sức cạnh tranh. +Khu vực III: tăng nhanh các lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và các dịch vụ mới. 2. Chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế - Khu vực kinh tế Nhà nước giảm tỷ trọng nhưng vẫn giữ vai trò chủ dạo - Tỷ trọng của kinh tế tư nhân ngày càng tăng. - Thành phấn kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhanh, đặc biệt từ khi nước