Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng hệ sơn phủ polyurea để chống thấm phía mặt thượng lưu khe biến dạng cho đập bê tông đầm lăn Thủy điện Sông Tranh 2, Thủy điện Bản Vẽ và Thủy điện Bản Chát. Việc chống thấm này thực hiện sau khi hồ đã tích nước và bước đầu cho kết quả chống thấm tốt. | VẬT LIỆU XÂY DỰNG – MÔI TRƯỜNG ỨNG DỤNG HỆ SƠN POLYUREA ĐỂ CHỐNG THẤM KHE BIẾN DẠNG CỦA ĐẬP BÊ TÔNG SAU KHI TÍCH NƯỚC ThS. NGUYỄN ĐĂNG KHOA, TS. PHẠM VĂN KHOAN, KS. NGUYỄN VĂN TUẤN Viện KHCN Xây dựng Tóm tắt: Trong những năm gần đây ở nước ta có rất nhiều công trình đập thủy điện, thủy lợi đã và đang được xây dựng. Với các đập bê tông đã thi công xong sau khi tích nước hầu hết đều bị thấm, chủ yếu là thấm qua khe biến dạng. Để khắc phục tình trạng này giải pháp hữu hiệu được đưa ra là chống thấm mặt thượng lưu khe biến dạng của đập. Do bê tông ngâm trong nước đã lâu nên có độ ẩm cao vì vậy để đảm bảo hệ sơn polyurea bám dính tốt với nền bê tông cần lựa chọn loại sơn lót gốc nước. Với các ưu điểm vượt trội hệ sơn phủ polyurea đã được lựa chọn như là một giải pháp hữu hiệu nhất để chống thấm cho mặt thượng lưu khe biến dạng (KBD). Bài báo này trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng hệ sơn phủ polyurea để chống thấm phía mặt thượng lưu khe biến dạng cho đập bê tông đầm lăn Thủy điện Sông Tranh 2, Thủy điện Bản Vẽ và Thủy điện Bản Chát. Việc chống thấm này thực hiện sau khi hồ đã tích nước và bước đầu cho kết quả chống thấm tốt. Từ khóa: polyurea, chống thấm, khe biến dạng, độ bám dính, đập bê tông. 1. Hiện trạng thấm qua khe biến dạng đập bê tông Đập bê tông (thủy lợi, thủy điện,.) được xây xây dựng theo công nghệ bê tông đầm lăn (BTĐL). dựng nhiều ở nước ta trong những năm gần đây, đây là hình ảnh thấm qua khe biến dạng của một chủ yếu là các đập trọng lực, bê tông khối lớn và số đập bê tông (hình 1 - 3): Hình 1. Thấm qua khe biến dạng đập thủy điện Sông Tranh 2 đập BTĐL lớn [1], như đập thủy điện Bản Vẽ cao 136 m, đập thủy điện Bản Chát cao 130m, đập thủy điện Sơn La cao 139m, đập thủy điện Đồng Nai 4 cao 128m,. Theo tiêu chuẩn thiết kế đập bê tông [2] đều phải bố trí các khe biến dạng (KBD) để chống nứt ngang khi đập co dãn, biến dạng, xảy ra chủ yếu do nhiệt độ thay đổi và chuyển dịch trong quá trình thi công và khai thác. Ở Việt Nam tính đến nay đã có .