Nghiên cứu chế tạo vật liệu chống thấm từ polystyren tái chế

Bài báo nghiên cứu chế tạo vật liệu chống thấm sử dụng polystyren từ rác thải trong công nghiệp và sinh hoạt. Các thành phần cấu tạo nên vật liệu chống thấm bao gồm: Polystyren, xi măng, cát, tro trấu và natri silicat, là các vật liệu thông dụng và phổ biến ở Việt Nam. | VẬT LIỆU XÂY DỰNG – MÔI TRƯỜNG NGHIÊN CỨU CHẾ TẠO VẬT LIỆU CHỐNG THẤM TỪ POLYSTYREN TÁI CHẾ TS. NGÔ SĨ HUY, ThS. LÊ SỸ CHÍNH, SV. LÊ VĂN TRƯỜNG Trường Đại học Hồng Đức Tóm tắt: Bài báo nghiên cứu chế tạo vật liệu chống thấm sử dụng polystyren từ rác thải trong công nghiệp và sinh hoạt. Các thành phần cấu tạo nên vật liệu chống thấm bao gồm: polystyren, xi măng, cát, tro trấu và natri silicat, là các vật liệu thông dụng và phổ biến ở Việt Nam. Quy trình chế tạo và thi công vật liệu đơn giản. Kết quả thí nghiệm cho thấy, vật liệu chống thấm từ polystyren tái chế thỏa mãn các yêu cầu kỹ thuật về cường độ bám dính và độ xuyên nước theo tiêu chuẩn Việt Nam và Châu Âu. Từ khóa: Vật liệu chống thấm, polystyrene tái chế, cường độ bám dính, độ xuyên nước. 1. Đặt vấn đề Cùng với việc xây dựng các công trình, việc bảo vệ chúng trước sự xâm thực của môi trường (nước mưa, hơi ẩm, ánh sáng, nhiệt độ, hóa chất ăn mòn,.) là rất cần thiết. Bởi sự xâm thực làm suy giảm chất lượng và tuổi thọ các công trình. Đặc biệt trong điều kiện khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam, lượng mưa hàng năm nhiều và độ ẩm cao là nguyên nhân các công trình dễ bị nước xâm thực. Vì vậy việc chống thấm, bảo vệ công trình khỏi sự xâm thực của nước, luôn được tính đến ngay từ khi thiết kế và thi công các công trình. Hiện nay, thị trường vật liệu chống thấm khá đa dạng với hơn 100 loại sản phẩm khác nhau, tuy nhiên chủ yếu nhập khẩu từ nước ngoài với giá thành cao làm cho chi phí chống thấm các công trình tăng cao. Ở trong nước, Nguyễn Quang Phú và Phạm Văn Chiến (2013) đã nghiên cứu lựa chọn vật liệu và công nghệ để sản xuất sơn chống thấm thẩm thấu kết tinh gốc xi măng [1]. Sơn được chế tạo có độ bám dính với bề mặt bê tông và độ chống thấm cao, chất lượng có thể so sánh với sơn cùng loại nhập khẩu. Sau 10 năm nghiên cứu, khoa Công nghệ Hóa học Trường Đại học Bách khoa Hà Nội đã công bố chế tạo thành công vật liệu phủ chống thấm phù hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa Việt Nam. Phạm Thế Trình cùng các .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.