Nghiên cứu sự làm việc của cọc đơn thông qua hiệu chỉnh đường cong T-Z ứng với số liệu nén tĩnh cọc

Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu sự làm việc của cọc đơn thông qua việc sử dụng đường cong T-Z. Hiện nay, các thiết bị thí nghiệm hiện đại cho phép đo đạc chính xác biến dạng dọc thân cọc trong các thí nghiệm nén tĩnh cọc. Như vậy, ngoài kết quả chuyển vị đỉnh cọc, ta hoàn toàn xác định được sự phân bố tải trọng nén dọc theo thân cọc, từ đó hiệu chỉnh được đường cong T-Z cho gần đúng với sự làm việc của cọc thật. | ĐỊA KỸ THUẬT – TRẮC ĐỊA NGHIÊN CỨU SỰ LÀM VIỆC CỦA CỌC ĐƠN THÔNG QUA HIỆU CHỈNH ĐƯỜNG CONG T-Z ỨNG VỚI SỐ LIỆU NÉN TĨNH CỌC ThS. NCS. PHẠM TUẤN ANH Trường Đại học Công nghệ GTVT . NGUYỄN TƯƠNG LAI Học Viện kỹ thuật quân sự TS. TRỊNH VIỆT CƯỜNG Viện KHCN Xây dựng Tóm tắt: Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu sự làm việc của cọc đơn thông qua việc sử dụng đường cong T-Z. Hiện nay, các thiết bị thí nghiệm hiện đại cho phép đo đạc chính xác biến dạng dọc thân cọc trong các thí nghiệm nén tĩnh cọc. Như vậy, ngoài kết quả chuyển vị đỉnh cọc, ta hoàn toàn xác định được sự phân bố tải trọng nén dọc theo thân cọc, từ đó hiệu chỉnh được đường cong T-Z cho gần đúng với sự làm việc của cọc thật. Việc hiệu chỉnh này giúp cho người thiết kế có được mô hình tính cọc theo đường cong T-Z dạng đơn giản mà vẫn đảm bảo độ chính xác và tin cậy của kết quả tính. Từ khóa: Cọc đơn, tương tác cọc – đất, hiệu chỉnh đường cong T-Z. 1. Đặt vấn đề Trong bài toán tương tác giữa cọc với đất nền, ta có thể sử dụng mô hình Winkler với lò xo phi kiện cụ thể các khu vực của Việt Nam thường cho sai số lớn so với kết quả quan trắc. Xuất phát từ vấn đề này, bài báo trình bày phương pháp xây dựng và hiệu chỉnh đường cong T-Z dựa vào kết quả nén tĩnh đến phá hoại một số cọc khoan nhồi. Kết quả của bài báo cho phép các kỹ sư thiết kế nền móng ứng dụng các mô hình đường cong T-Z hiệu chỉnh này vào trong thiết kế công trình ở các công trình có điều kiện địa chất và công nghệ thi công cọc tương tự. 2. Cơ sở lý thuyết Mô hình đường cong T-Z Có rất nhiều dạng mô hình đường cong T-Z khác nhau ứng với loại đất và trạng thái của đất. Trong phạm vi nghiên cứu, bài báo sử dụng dạng phương trình đường cong T-Z do Reese (1966)[3] đề xuất để minh họa. tuyến, tuân theo quy luật đường cong T-Z để phân tích cọc chịu tải trọng đứng, đường cong này thể hiện mối quan hệ giữa ma sát bên/chuyển vị thân cọc cũng như phản lực mũi/chuyển vị mũi cọc. Mô hình đường cong T-Z đã được chấp nhận trong một số tiêu chuẩn .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.