Phân tích các thông số ảnh hưởng đến ứng xử của tường chắn đất có cốt

Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu nhằm: Phân tích sự ứng xử cơ học của đất và cốt trong khối đất gia cố; phân tích các yếu tố ảnh hưởng để kiến nghị phương pháp tính toán tường (giải tích và thực nghiệm) nhằm phục vụ cho công tác thiết kế; phân tích một số tồn tại trong tính toán tường chắn đất có cốt hiện nay. | ĐỊA KỸ THUẬT – TRẮC ĐỊA PHÂN TÍCH CÁC THÔNG SỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ỨNG XỬ CỦA TƯỜNG CHẮN ĐẤT CÓ CỐT ThS. NGUYỄN THỊ NGÂN Trường Đại học Đại Nam TS. PHẠM QUYẾT THẮNG University of Texas-RGV Tóm tắt: Bài báo giới thiệu kết quả nghiên cứu nhằm: Phân tích sự ứng xử cơ học của đất và cốt trong khối đất gia cố; phân tích các yếu tố ảnh hưởng để kiến nghị phương pháp tính toán tường (giải tích và thực nghiệm) nhằm phục vụ cho công tác thiết kế; phân tích một số tồn tại trong tính toán tường chắn đất có cốt hiện nay. Phần mềm Phase2 được sử dụng trong nghiên cứu để xem xét, đánh giá sự ảnh hưởng của các yếu tố: khoảng cách giữa các lớp vải địa kỹ thuật Sv, chiều dài gia cố L, lực kéo cho phép của vải địa kỹ thuật Ta. Một số kiến nghị sử dụng cho thiết kế và thi công tường đất có cốt đã được đề cập. 1. Đặt vấn đề Hiện nay, trên thế giới, việc sử dụng tường chắn đất có cốt trong xây dựng đã trở nên phổ biến. Sở dĩ có thể trở nên phổ biến là vì tính ưu việt của nó như: giá thành thấp, thi công đơn giản, thời gian thi công nhanh hơn nhiều so với kết cấu tường bê tông truyền thống mà vẫn đảm bảo được các yêu cầu kỹ thuật và tuổi thọ của công trình. Tường chắn đất có cốt là vải hoặc lưới địa kỹ thuật thường được sử dụng rộng rãi cho tường chắn và đường dẫn của các đường cao tốc Trên thế giới, đặc biệt tại Mỹ và Nhật Bản, loại tường này đã được ứng dụng rất thành công; nhưng tại Việt Nam hiện chưa phổ biến. Hy vọng trong tương lai gần, loại kết cấu này sẽ được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực giao thông, xây dựng, thủy lợi để đem lại hiệu quả kinh tế và kỹ thuật đích thực cho chủ đầu tư. mật độ nhất định, đặt theo những hướng có tính toán trước để tắng khả năng chịu lực của kết cấu. Sự làm việc đồng thời giữa đất và cốt thông qua ma sát có thể đem lại hiệu quả vì đã phát huy sức chịu nén, chịu cắt vốn có của đất và sức chịu kéo cao của cốt. Người đầu tiên chính thức đưa ra việc thiết kế hợp lý đất gia cố bằng cốt trong công trình là kỹ sư người Pháp Henry Vidal. Ý tưởng của ông đã .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.