Phân tích các tham số ảnh hưởng của hệ cọc và đất nền đến chiều dày bè trong móng bè - cọc

Nội dung chính của bài báo là phân tích định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế chiều dày bè trong móng bè - cọc, như: Hệ cọc, độ cứng của bè và mô đun đàn hồi của đất nền. Mục tiêu cuối cùng là lựa chọn những yếu tố quan trọng nhất, loại bớt những yếu tố ít quan trọng hơn, để đơn giản khi phân tích chiều dày hợp lý. | ĐỊA KỸ THUẬT – TRẮC ĐỊA PHÂN TÍCH CÁC THAM SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA HỆ CỌC VÀ ĐẤT NỀN ĐẾN CHIỀU DÀY BÈ TRONG MÓNG BÈ - CỌC KS. CAO VĂN HÓA Trường Đại học Bách Khoa - Đại học Quốc Gia TP. Hồ Chí Minh Tóm tắt: Nội dung chính của bài báo là phân tích định lượng các yếu tố ảnh hưởng đến thiết kế chiều dày bè trong móng bè - cọc, như: hệ cọc, độ cứng của bè và mô đun đàn hồi của đất nền. Mục tiêu cuối cùng là lựa chọn những yếu tố quan trọng nhất, loại bớt những yếu tố ít quan trọng hơn, để đơn giản khi phân tích chiều dày hợp lý. 1. Đặt vấn đề Westergaard (1925) đã giới thiệu các biểu thức toán học để phân tích ứng suất trong bản bê tông mặt đường. Cơ sở của các biểu thức này là lời giải phương trình vi phân chuyển vị (w) của bản khi chịu uốn. Bản trên nền đàn hồi chịu tải trọng (q) và phản lực nền có cường độ (p) tại bất cứ vị trí nào dưới bản, (p) được giả thiết là tỷ lệ với biến dạng tại điểm đó sao cho p=, trong đó k là hệ số phản lực nền (tương tự độ cứng lò xo Winkler). Cho đến nay, các biểu thức của Westergaard và các biến thể của nó vẫn là cơ sở để thiết kế chiều dày bản bê tông trên nền đất. Việc sử dụng hệ cọc để truyền tải trọng tác dụng ở phía trên bản xuống tầng đất tốt hơn ở bên dưới, là giải pháp mang lại hiệu quả cao hơn, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng lớn khi xây dựng bản trên nền đất yếu (Beckett, 2000). Theo quan điểm thi công, việc truyền tải trực tiếp từ bản xuống cọc không thông qua hệ dầm là có lợi nhất. Khi đó bản thường được thiết kế phẳng, tiêu chí quan trọng nhất để thiết kế bản là khả năng chống xuyên thủng, mà nó là một hàm số của mác bê tông, kích thước cọc, chiều dày bản, cốt thép và mô men âm trên các đỉnh cọc. Trong thực tiễn thiết kế chiều dày bè [1], các kỹ sư quan niệm là nó được thiết kế sao cho đảm bảo được khả năng chống xuyên thủng và khả năng chống uốn. Diep (1995) cho rằng chiều dày bè tỷ lệ với số lượng tầng, do đó chiều dày bè (t) có thể xác định theo số tầng (n) và chiều dày trung bình một sàn (t0), tức là: t = . GB .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.