Phương pháp phân tích động phi tuyến kết cấu theo lịch sử thời gian không có điều kiện ổn định

Trong bài báo này, tác giả đề xuất một họ phương pháp phân tích động phi tuyến mới. Phương pháp này còn có hệ số tiêu tán thích hợp và có thể kiểm soát được, có thể điều chỉnh để hệ số cản nhớt số bằng không. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là không cần tính lặp trong mỗi bước, do vậy tiết kiệm được rất nhiều công sức tính toán so với các phương pháp nội ẩn thức hiện có. | KẾT CẤU – CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐỘNG PHI TUYẾN KẾT CẤU THEO LỊCH SỬ THỜI GIAN KHÔNG CÓ ĐIỀU KIỆN ỔN ĐỊNH GS. TS. SHUENN-YIH CHANG Trường Đại học Công nghệ Quốc lập Quốc gia Đài Bắc ThS. TRẦN NGỌC CƯỜNG Viện KHCN xây dựng Tóm tắt: Trong các phương pháp phân tích động phi tuyến theo lịch sử thời gian hiện nay, đã có một số phương pháp không có điều kiện ổn định và có khả năng kiểm soát hệ số tiêu tán của hệ kết cấu. Tuy nhiên, các phương pháp này đều là các phương pháp nội ẩn thức, do đó quy trình tính toán đều yêu cầu tính lặp trong mỗi bước. Trong bài báo này, tác giả đề xuất một họ phương pháp phân tích động phi tuyến mới. Họ phương pháp này, tuy là ngoại hiển thức nhưng lại không có điều kiện ổn định. Phương pháp này còn có hệ số tiêu tán thích hợp và có thể kiểm soát được, có thể điều chỉnh để hệ số cản nhớt số bằng không. Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là không cần tính lặp trong mỗi bước, do vậy tiết kiệm được rất nhiều công sức tính toán so với các phương pháp nội ẩn thức hiện có. 1. Đặt vấn đề Về cơ bản, các bài toán về dao động của hệ kết cấu được chia làm hai dạng chính: Dạng thứ nhất là các hệ kết cấu bị chi phối bởi lực quán tính, chiếm đa số trong các bài toán động lực học công trình, dao động của dạng kết cấu này chủ yếu ảnh hưởng bởi các dạng dao động có tần số thấp; Dạng thứ hai là các hệ kết cấu bị chi phối bởi cả các dạng dao động có tần số thấp và tần số cao, ví dụ như khi hệ kết cấu công trình bị tác động bởi lực gây ra do nổ và va chạm. Phương pháp để giải các bài toán thuộc dạng thứ nhất thường được đề xuất là phương pháp nội ẩn thức (implicit) như các phương pháp [1, 2, 3, 9, 11, 12, 13, 16]. Trong khi đó, ngoại hiển thức (explicit) là phương pháp thích hợp để giải các bài toán dạng thứ hai, ví dụ như phương pháp của Newmark [13]. Điều này là do các phương pháp nội ẩn thức không có điều kiện ổn định do vậy có thể sử dụng các bước thời gian (time step) lớn hơn, ngoài ra còn do các dạng dao động bậc cao không ảnh hưởng

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
33    65    1    01-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.