Thiết kế kết cấu nhà cao tầng chịu động đất dựa trên chuyển vị, sử dụng phương pháp phân tích tĩnh phi tuyến, yêu cầu phải xác định phổ phản ứng chuyển vị (dưới đây gọi tắt là phổ chuyển vị) phù hợp và tin cậy trong dải chu kỳ dài. Bài báo này trình bày nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới liên quan tới việc sử dụng phổ chuyển vị trong phân tích ứng xử của kết cấu theo phương pháp dựa trên chuyển vị. | KẾT CẤU - CÔNG NGHỆ XÂY DỰNG PHỔ PHẢN ỨNG CHUYỂN VỊ TRONG PHÂN TÍCH NHÀ CAO TẦNG CHỊU ĐỘNG ĐẤT Ở VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP TĨNH PHI TUYẾN ThS. NGUYỄN HỒNG HẢI, TS. NGUYỄN HỒNG HÀ Viện KHCN Xây dựng ThS. VŨ XUÂN THƯƠNG Công ty Cổ phần Giải pháp và công nghệ Xây dựng SF Tóm tắt: Thiết kế kết cấu nhà cao tầng chịu động đất dựa trên chuyển vị, sử dụng phương pháp phân tích tĩnh phi tuyến, yêu cầu phải xác định phổ phản ứng chuyển vị (dưới đây gọi tắt là phổ chuyển vị) phù hợp và tin cậy trong dải chu kỳ dài. Phổ chuyển vị áp dụng trong phân tích có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả tính toán. Bài báo này trình bày nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới liên quan tới việc sử dụng phổ chuyển vị trong phân tích ứng xử của kết cấu theo phương pháp dựa trên chuyển vị. Ví dụ so sánh kết quả phân tích khi áp dụng phổ chuyển vị theo tiêu chuẩn TCVN 9386:2012 và ASCE 7-2010 cũng được trình bày. Kết quả cho thấy phổ chuyển vị theo tiêu chuẩn TCVN 9386:2012 không phù hợp để xác định chuyển vị mục tiêu cho kết cấu nhà cao tầng. Trong trường hợp này, kiến nghị sử dụng phổ chuyển vị theo ASCE 7 để phân tích. 1. Đặt vấn đề Phương pháp thiết kế kháng chấn dựa trên tính năng (performance-based design), vận dụng khái niệm thiết kế dựa trên chuyển vị (displacement based design), được xem là cho phép kiểm soát sự phá hoại một cách trực tiếp hơn so với phương pháp thiết kế kháng chấn truyền thống (dựa trên lực – force-based design) [1]. Thiết kế kết cấu dựa trên tính năng chỉ có thể đạt được thông qua việc áp dụng các phương pháp phân tích phi tuyến, tĩnh hoặc động. Tiêu chuẩn thiết kế công trình chịu động đất hiện hành của Việt Nam TCVN 9386:2012 [2] (dưới đây gọi tắt là TCVN 9386), biên soạn dựa trên cơ sở chuyển dịch tiêu chuẩn Eurocode 8 [3] (dưới đây viết tắt là EC8), trình bày một trong số các phương pháp phân tích tĩnh phi tuyến phổ biến trên thế giới, với tên gọi là “phương pháp N2” do Fajfar [4] đề xuất. Phương pháp phân tích tĩnh phi tuyến có thể sử dụng để kiểm tra tính năng