Tóm tắt luận văn Thạc sỹ Luật học: Hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của luật SHTT năm 2005

Mục đích của đề tài là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về hành vi CTKLM quy định trong luật SHT năm 2005; phân tích, đánh giá một cách có hệ thống về thực trạng các quy định pháp luật đối với hành vi CTKLM theo Luật SHTT năm 2005; các hành vi CTKLM theo Luật SHTT diễn ra trong thực tế; đề xuất các giải pháp để hoàn thiện và thực thi có hiệu quả pháp luật về CTKLM theo Luật SHTT năm 2005. | PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), Việt Nam cam kết thực hiện đầy đủ Hiệp định về các khía cạnh của quyền SHTT liên quan đến thương mại (TRIPS) của WTO. Nhà nước Việt Nam đã có những nỗ lực quan trọng trong suốt những năm qua để xây dựng và hoàn thiện những quy định pháp luật về SHTT phù hợp với Hiệp định TRIPS. Nhìn chung, cho đến nay, Việt Nam đã triển khai toàn diện các cam kết hội nhập trong lĩnh vực sở hữư trí tuệ, đã đạt được nhiều tiến bộ, đáp ứng phần lớn các yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên, trên thực tế việc thực thi quyền sở hữư trí tuệ còn nhiều hạn chế, hiệu lực của hệ thống các quy định về bảo hộ quyền SHTT còn thấp, tính minh bạch và sự nghiêm minh trong thực thi luật còn nhiều vần đề cần xem xét, tình trạng vi phạm, xâm phạm quyền SHTT đang diễn ra khá phổ biến. Nghiên cứu chống CTKLM theo quy định của luật SHTT năm 2005 là một vấn đề mới và phức tạp. Cạnh tranh là một quy luật tất yếu trong nền kinh tế thị trường. Nhưng trong điều kiện kinh tế thị trường nói chung và trong lĩnh vực sở hữư trí tuệ nói riêng, nếu không có sự điều chỉnh của pháp luật mà chỉ dựa vào sự phát triển tự nhiên của các quy luật vốn có của nó theo kiểu điều tiết của “bàn tay vô hình” thì cạnh tranh tự do sẽ tất yếu dẫn đến độc quyền, gây ra những hậu quả xấu đối với nền kinh tế. Do vậy pháp luật phải điều tiết cạnh tranh để đảm bảo bảo vệ môi trường cạnh tranh, bình ổn giá cả thị trường, bảo vệ người tiêu dùng, kiểm soát được sự phát triển của các doanh nghiệp lớn, đồng thời thúc đẩy hội nhập về kinh tế theo xu hướng toàn cầu hóa. Ở Việt Nam, việc xem xét mối quan hệ giữa CTKLM và sở hữu trí tuệ là vấn đề không hề đơn giản, việc tồn tại song song hai phương thức dựa trên cơ sở pháp luật cạnh tranh và pháp luật Sở hữu trí tuệ đối với các hành vi xâm phạm quyền SHTT càng phức tạp hơn. Luật cạnh tranh và luật SHTT là hai luật đặc thù của nền kinh tế thị trường đều có mục tiêu chung nhằm thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
68    98    5    01-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.