Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan đến bí mật kinh doanh cùng với việc đánh giá thực trạng bảo hộ bí mật kinh doanh ở Việt Nam từ đó đưa ra những kiến giải nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao kết quả của hoạt động bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với đối tượng này. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TRƯƠNG THỊ THANH TUYẾT BẢO HỘ QUYỀN SỞ HỮU CÔNG NGHIỆP ĐỐI VỚI BÍ MẬT KINH DOANH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật dân sự Mã số : 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Quế Anh Hà Nội – 2011 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phần này tác giả nêu sơ lược vấn đề bảo hộ quyền SHCN đối với BMKD của các nước trên thế giới và ở Việt Nam từ đó khẳng định việc lựa chọn “Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh theo quy định của pháp luật Việt Nam” làm đề tài cho luận văn cao học của mình là cần thiết và đúng đắn. 2. Tình hình nghiên cứu Phần này tác giả phân tích tình hình nghiên cứu vấn đề, tác giả cho rằng vấn đề bảo hộ quyền SHCN đối với BMKD tuy đã được quan tâm đề cập nghiên cứu nhiều nhưng còn mới mẻ vì có rất ít bài viết hay công trình nghiên cứu về nó. Do đó các khía cạnh của đối tượng vẫn chưa được nghiên cứu một cách tổng thể, hoàn chỉnh về bảo hộ quyền SHCN đối với BMKD. 3. Đối tượng và mục đích nghiên cứu Phần này nói về đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn của việc bảo hộ quyền SHCN đối với BMKD theo quy định của pháp luật Việt Nam, đồng thời có sự tham khảo việc bảo hộ đối với đối tượng này của một số nước trên thế giới. Về mục đích nghiên cứu, luận văn tập trung làm rõ những vấn đề lý luận, bản chất, nội dung của bí mật kinh doanh, vai trò, ý nghĩa của việc bảo hộ. 4. Cơ sở lý luận và các phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận: Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận: chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng, phép biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; thành tựu của triết học, các chuyên ngành khoa học pháp lý như lịch sử pháp luật, lý luận nhà nước và pháp luật, luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ và những luận điểm khoa học trong các công trình nghiên cứu và các bài viết trên các tạp chí khoa học về bảo hộ quyền .