Mục tiêu nghiên cứu của luận án là nhằm đưa ra các kiến nghị, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng áp dụng TNHS đối với các tội XPTTQLKT, đáp ứng yêu cầu đấu tranh, xử lý loại tội phạm này trong tình hình hiện nay. nội dung chi tiết. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN CHÍ CÔNG Tr¸ch nhiÖm h×nh sù ®èi víi c¸c téi x©m ph¹m trËt tù qu¶n lý kinh tÕ Chuyên ngành: Luật hình sự Mã số: 62 38 40 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2016 Công trình được hoàn thành tại: Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. NGUYỄN NGỌC CHÍ 2. TRẦN VĂN ĐỘ Phản biện 1: . Phản biện 2: . Phản biện 3 . Luận án được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận án cấp Đại học Quốc gia tại Khoa Luật trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội Vào hồi giờ ngày tháng . năm 2016 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Trung tâm Thông tin - Thư viện Đại học Quốc Gia Hà Nội MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng sử dụng PLHS là công cụ hữu hiệu, là “chốt chặn cuối cùng” để nhà nước quản lý, xây dựng và phát triển kinh tế, khắc phục và hạn chế mặt trái của nền kinh tế, đấu tranh PN&CTP. Thông qua việc quy định các TPKT với các hình phạt nghiêm khắc đối với người phạm tội đã góp phần duy trì ổn định chính sách kinh tế vĩ mô, đảm bảo cho nền kinh tế tăng trưởng và phát triển hiệu quả, đúng mục tiêu, đồng thời bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức và cá nhân, bảo vệ quyền con người. BLHS năm 1999 được Quốc hội thông qua và có hiệu lực ngày 01/7/2000 đã phản ánh quy luật vận động của tình hình tội phạm trong nền KTTT, đồng thời thể hiện quan điểm và chính sách hình sự của Đảng và Nhà nước ta trong cuộc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Qua thực tiễn gần 15 năm thi hành, BLHS năm 1999 đã thực sự trở thành công cụ pháp lý quan trọng để kiểm soát và kiềm chế tình hình tội phạm nói chung, tội phạm XPTTQLKT nói riêng, qua đó thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng yêu cầu hội