Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Mô hình tố tụng hình sự Việt Nam và vấn đề áp dụng tố tụng tranh tụng

Mục đích nghiên cứu của luận án là nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống về mặt lý luận, đánh giá chính xác, khách quan mô hình TTHS Việt Nam thể hiện trong pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật TTHS nước ta hiện nay. nội dung chi tiết. | MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Mô hình tố tụng hình sự (TTHS) là nội dung nghiên cứu của nhiều học giả trên thế giới và là mục tiêu, đối tượng được các quốc gia hướng tới khi xem xét, hoàn thiện hệ thống tư pháp hình sự. Tuy vậy, ở nước ta, nghiên cứu về mô hình TTHS và hoàn thiện mô hình TTHS chưa xem xét đúng mức cả trên phương diện nhận thức, lý luận, thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật. Về nhận thức: có thể nói, ở nước ta, nhận thức về mô hình TTHS chưa thật rõ nét và đầy đủ. Từ vấn đề khái niệm đến những yếu tố hợp thành mô hình TTHS chưa dành được sự quan tâm nghiên cứu sâu sắc và thấu đáo. Về mặt lý luận: thời gian qua, mặc dù có khá nhiều công trình nghiên cứu khoa học, bài viết đề cập đến mô hình TTHS, tuy nhiên, các công trình hoặc các bài viết này mới khai thác ở một hoặc một vài khía cạnh cụ thể của mô hình TTHS. Về thực tiễn xây dựng và áp dụng pháp luật: thể chế hóa các chủ trương cải cách tư pháp của Đảng, Bộ luật tố tụng hình sự (BLTTHS) năm 2003 được ban hành đã có những điều chỉnh liên quan đến quyền và nghĩa vụ của các thể, nhất là chủ thể buộc tội và bào chữa trong thực hiện các chức năng cơ bản của TTHS. Những cải cách này đã góp phần làm cho hoạt động giải quyết vụ án hình sự dân chủ hơn; đề cao hơn trách nhiệm của Viện kiểm sát, kiểm sát viên trong việc thực hiện chức năng buộc tội; bên bào chữa được tạo điều kiện thuận lợi hơn trong thực hiện chức năng bào chữa. Tuy nhiên, những cải cách này mới là bước đầu và mới tập trung giải quyết những vấn đề bức xúc nhất của tư pháp hình sự. Các quy định của BLTTHS hiện hành vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập, nhất là các quy định cụ thể về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể đã bộc lộ sự mâu thuẫn trong việc giải quyết những vấn đề liên quan đến các 1 chức năng cơ bản của TTHS (buộc tội, bào chữa, xét xử). Tranh tụng mới chỉ được thể hiện ở một phần của phiên tòa (chính xác hơn là tại thủ tục tranh luận). Nhiều chủ trương quan trọng và đúng đắn của cải cách tư pháp như: 1- Bảo đảm

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.