Mục đích luận án là làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn của TNHS đối với các tội xâm phạm quyền TDDC của công dân. Qua đó góp phần phong phú thêm những vấn đề lý luận và làm rõ thực trạng của việc áp dụng các quy định của BLHS về TNHS đối với các tội xâm phạm quyền TDDC của công dân. | Tóm tắt luận án tiến sĩ Nguyễn Xuân Hà MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của việc nghiên cứu đề tài Trong điều kiện xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân, phát triển nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa (XHCN), tăng cƣờng hội nhập quốc tế, cải cách, đổi mới toàn diện trên mọi lĩnh vực hiện nay, việc tăng cƣờng bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đã và đang đƣợc Đảng, Nhà nƣớc ta quan tâm, chú trọng hơn, nhất là đối với việc bảo vệ các quyền tự do, dân chủ (TDDC) của công dân. Các quyền TDDC của công dân là các quyền Hiến định, Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1985 có một chƣơng riêng quy định về những tội xâm phạm quyền TDDC của công dân. Đến BLHS năm 1999, đã tiếp tục quy định các tội này tại Chƣơng XIII, gồm 10 điều từ Điều 123 đến Điều 132. Tới Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 2009 đã chuyển Tội xâm phạm quyền tác giả tại Điều 131 sang thành Điều 170a của Chƣơng XVI về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Nhƣ vậy, hiện nay, Chƣơng VIII về các tội xâm phạm quyền TDDC của công dân của BLHS năm 1999 chỉ còn lại 09 Điều từ Điều 123 đến 130 và Điều 132. Qua thực tiễn 13 năm thi hành, các quy định này đã phát huy hiệu lực, hiệu quả; tuy nhiên, trong tình hình mới hiện nay, tội phạm xâm phạm quyền TDDC của công dân có một môi trƣờng hoạt động mới, khá đa dạng cả về cơ cấu, tính chất của tội phạm, hình thức thể hiện và quy mô của tội phạm Từ năm 2006 - 6/2013, trên phạm vi cả nƣớc, Tòa án các cấp đã xét xử sơ thẩm 1111 vụ/2912 bị cáo về các tội xâm phạm quyền TDDC của công dân. Không dừng ở con số này, diễn biến của tình hình các tội xâm phạm quyền TDDC của công dân cũng đã phức tạp, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, nổi lên là các hành vi bắt, giữ, giam ngƣời trái pháp luật, đối xử bất bình đẳng đối với phụ nữ, xâm phạm chỗ ở của công dân, xâm phạm quyền khiếu nại, tố cáo của công dân diễn ra trong phạm vi toàn quốc. Mặc dù, các cơ quan bảo vệ pháp luật đã tích cực đấu 1 tranh ngăn chặn các tội xâm phạm