Việc nghiên cứu của luận án nhằm thực hiện hai mục đích cơ bản: Góp phần hoàn thiện những vấn đề lý luận về đại diện lao động và điều chỉnh pháp luật đối với đại diện lao động; đề xuất hướng hoàn thiện hệ thống pháp luật về đại diện lao động ở Việt Nam trên cả hai bình diện điều chỉnh pháp luật và áp dụng pháp luật. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT Đào Mộng Điệp PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 62 38 50 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC Hà nội, 2014 Công trình đƣợc hoàn thành tại: Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. . Lê Thị Hoài Thu 2. TS. Nguyễn Thị Kim Phụng Phản biện 1:. Phản biện 2: Phản biện 3:. Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sỹ họp tại vào hồi giờ ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: -Thƣ viện Quốc gia Việt Nam -Trung tâm Thông tin – Thƣ viện, Đại học Quốc gia Hà Nội. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài, lĩnh vực nghiên cứu Đại diện lao động là một thuật ngữ đƣợc nghiên cứu dƣới nhiều góc độ khác nhau, đƣợc quy định trong các công ƣớc quốc tế cũng nhƣ trong hệ thống pháp luật quốc gia. Ở Việt Nam, trong Nghị định số 233/HĐBT ngày 22/6/1990 và Nghị định số18/CP ngày 26/12/1992 đều đã quy định về đại diện lao động trong đó xác định đại diện lao động là tổ chức công đoàn đƣợc thành lập để bảo vệ quyền lợi của tập thể lao động hoặc là ngƣời do tập thể lao động cử ra đại diện, thay mặt cho tập thể lao động ở nơi chƣa có tổ chức công đoàn. Theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, tổ chức công đoàn là tổ chức chính trị, xã hội đƣợc Nhà nƣớc trao cho quyền năng pháp lý và là tổ chức duy nhất đƣợc thực hiện chức năng đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể ngƣời lao động trong quan hệ lao động. Để khẳng định vị trí, vai trò của tổ chức công đoàn, Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản pháp luật nhƣ: Hiến .