Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn triển khai của loại hình công ty HVĐG, pháp luật về công ty HVĐG tại Việt Nam và ở một số quốc gia có nền pháp luật tiên tiến trên thế giới hiện nay. Trên cơ sở nghiên cứu để xây dựng một chế định pháp luật về công ty HVĐG, phù hợp nhất với các điều kiện kinh tế - xã hội tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN VINH HƢNG XÂY DỰNG CHẾ ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ CÔNG TY HỢP VỐN ĐƠN GIẢN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số: 62 38 50 01 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SỸ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 Công trình đƣợc hoàn thành tại: Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. . Ngô Huy Cƣơng 2. . Bùi Nguyên Khánh Phản biện 1: . Phản biện 2: . Phản biện 3: . Luận án sẽ đƣợc bảo vệ trƣớc Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án tiến sỹ họp tại vào hồi . giờ . ngày . tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại: -Thƣ viện Quốc gia Việt Nam. -Trung tâm Thông tin - Thƣ viện, Đại học Quốc gia Hà Nội. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Trải qua hàng trăm năm lịch sử hình thành, công ty hợp vốn đơn giản (công ty HVĐG) đến nay vẫn không ngừng phát triển. Theo thời gian, công ty HVĐG đã để lại dấu ấn trên phạm vi nhiều quốc gia. Thực tiễn kinh doanh cho thấy, đây là hình thức kinh doanh đáp ứng đƣợc nhiều đòi hỏi của thị trƣờng và luôn gần gũi với tầng lớp thƣơng nhân. Thời kỳ phong kiến Việt Nam, khái niệm “công ty” là một cụm từ khá xa lạ, bởi lẽ ngƣời Việt chỉ quen với các hoạt động nông nghiệp. Từ khi thực dân Pháp xâm lƣợc (1858), luật về các loại hình công ty mới đƣợc Pháp mang vào Việt Nam nhằm mục đích phục vụ cho quá trình khai thác thuộc địa. Bắt đầu từ thời kỳ này, dấu vết trƣớc đây của công ty HVĐG đã từng tồn tại trong các đạo luật: Bộ luật Dân sự Bắc kỳ 1931, Bộ luật thƣơng mại Trung kỳ 1942 và Bộ luật Thƣơng mại Việt Nam Cộng hòa 1972. Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), hệ thống pháp luật tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi. Luật Công ty 1990 và Luật Doanh nghiệp tƣ nhân 1990, là .