Tóm tắt luận án Tiến sĩ Luật học: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam

Việc nghiên cứu đề tài Những vấn đề lý luận và thực tiễn về bảo vệ quyền phụ nữ bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam hướng đến mục đích chính là: Nghiên cứu các quy định bảo vệ quyền phụ nữ trong pháp luật hình sự ở Việt Nam về khía cạnh lập pháp và thực tiễn áp dụng nhằm kiến nghị giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng của những quy định này. | MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Phụ nữ - “một nửa của nhân loại” - không chỉ có khả năng đóng góp cho sự tiến bộ của thế giới ngang bằng với nam giới mà còn mang thiên chức thiêng liêng làm vợ, làm mẹ là cội nguồn hạnh phúc của loài người. Với những phẩm giá đó, phụ nữ xứng đáng được tôn vinh bởi mọi lực lượng xã hội. Tuy nhiên, những đặc thù về sinh học và sự tồn tại của định kiến xã hội khiến cho phụ nữ đã và đang phải gánh chịu rất nhiều sự phân biệt đối xử, các hình thức bạo hành, xâm hại tình dục và những cản trở đối với việc thực hiện thiên chức cũng như sự tiến bộ mọi mặt của họ. Bởi vậy, trong các văn kiện pháp lý, trong các hoạt động nghiên cứu cũng như thực tiễn về quyền con người trên thế giới, phụ nữ được được xác định là một trong “các nhóm xã hội dễ bị tổn thương” (vulnerable groups) - là khái niệm chỉ tới những nhóm người có nguy cơ cao bị tổn thương về quyền con người. Trên cơ sở nhận thức đó, pháp luật quốc tế đã nhấn mạnh yêu cầu bảo vệ quyền phụ nữ ở phương diện quyền con người nói chung cũng như quyền đặc thù giới nói riêng trong các đạo luật cơ bản về nhân quyền cũng như các văn kiện riêng về quyền phụ nữ, quyền của các nhóm người dễ bị tổn thương. Bởi vậy, việc bảo vệ quyền phụ nữ được đặt ra như một nhiệm vụ trọng yếu đối với pháp luật của mọi quốc gia trên thế giới, nhất là pháp luật hình sự - lĩnh vực pháp luật vốn mang tư cách của ngành luật bảo vệ trong hệ thống pháp luật quốc gia. Để bảo vệ quyền phụ nữ, ngoài những quy định nhằm bảo vệ quyền con người nói chung, luật hình sự còn cần phải có những quy định riêng, quy định nhấn mạnh cho phù hợp với đặc điểm giới và tính chất dễ bị tổn thương của đối tượng được bảo vệ. Đáp ứng các yêu cầu trên, Bộ luật hình sự (BLHS) Việt Nam năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã có những biện pháp bảo vệ quyền phụ nữ trực tiếp và mạnh mẽ nhất thông qua việc tội phạm hoá và trừng trị nghiêm khắc những hành vi xâm hại các quyền phụ nữ; quy định nguyên tắc bình đẳng, trong đó có bình đẳng về giới trong quan

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.