Đề thi minh họa - Kỳ thi THPT Quốc gia năm 1015 hôm Hóa học có cấu trúc gồm 50 câu hỏi kèm đáp án trong thời gian làm bài 90 phút giúp học sinh ôn tập và củng cố lại kiến thức chuẩn bị cho kỳ thi sắp tới. . | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI MINH HỌA - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn thi: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 90 phút. Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Rb = 85,5; Ag = 108; Cs = 133. Câu 1. Ở trạng thái cơ bản, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là A. 12. B. 13. C. 11. D. 14. Câu 2. Cho phương trình hóa học: aFe + bH2SO4 → cFe2(SO4)3 + dSO2 ↑ + eH2O Tỉ lệ a : b là A. 1 : 3. B. 1 : 2. C. 2 : 3. D. 2 : 9. Câu 3. Cho sơ đồ điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quá trình điều chế HNO3? A. HNO3 là axit yếu hơn H2SO4 nên bị đẩy ra khỏi muối. B. HNO3 sinh ra dưới dạng hơi nên cần làm lạnh để ngưng tụ. C. Đốt nóng bình cầu bằng đèn cồn để phản ứng xảy ra nhanh hơn. D. HNO3 có nhiệt độ sôi thấp (830C) nên dễ bị bay hơi khi đun nóng. Câu 4. Nguyên tố hóa học nào sau đây thuộc nhóm halogen? A. Clo. B. Oxi. C. Nitơ. D. Cacbon. Câu 5. Thành phần chính của phân đạm ure là B. Ca(H2PO4)2. C. KCl. D. K2SO4. A. (NH2)2CO. Câu 6. Khi đốt cháy than đá, thu được hỗn hợp khí trong đó có khí X (không màu, không mùi, độc). X là khí nào sau đây? A. CO2. B. CO. C. SO2. D. NO2. Câu 7: Hỗn hợp X gồm Mg (0,10 mol), Al (0,04 mol) và Zn (0,15 mol). Cho X tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư), sau phản ứng khối lượng dung dịch tăng 13,23 gam. Số mol HNO3 tham gia phản ứng là A. 0,6200 mol. B. 1,2400 mol. C. 0,6975 mol. D. 0,7750 mol. Câu 8. Phương trình hóa học nào sau đây là sai? A. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2. B. Ca + 2HCl → CaCl2 + H2. C. Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. D. Cu + H2SO4 → CuSO4 + H2. Page 1 of 7 Câu 9. Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử sau: X (Z = 1); Y (Z = 7); E (Z = 12); T (Z = 19). Dãy gồm các nguyên tố kim loại là: A. X, Y, E. B. X, Y, E, T. C. E, T. D. Y, T. Câu 10. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Ở điều kiện thường, các kim loại đều có khối .