Đề tài luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật tố cáo và giải quyết tố cáo hành chính; đánh giá việc giải quyết tố cáo hành chính hiện nay và thực trạng quy định pháp luật về tố cáo và giải quyết hành chính; đề xuất các quan điểm, giải pháp và nội dung hoàn thiện pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo trong điều kiện hiện nay. | MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của Đề tài Trong số các quyền cơ bản của con người về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội thì quyền tố cáo có vị trí quan trọng và liên quan chặt chẽ tới các quyền cơ bản khác. Quá trình xây dựng và hoàn thiện pháp luật, quyền tố cáo đã sớm được ghi nhận tại Hiến pháp và trở thành một trong những quyền cơ bản của công dân. Thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo là phương thức để nhân dân giám sát và tham gia vào hoạt động của các cơ quan nhà nước. Vì vậy, giải quyết khiếu nại, tố cáo là bảo đảm quyền dân chủ nhân dân, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phòng chống các hành vi tham nhũng, tiêu cực, góp phần phát triển kinh tế – xã hội. Những năm vừa qua, công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có những chuyển biến tích cực. Nhiều văn bản pháp luật được ban hành đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân thực hiện quyền tố cáo. Đảng và Nhà nước đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết nhằm tăng cường hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, thực tiễn công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cho thấy mặc dù các cơ quan nhà nước đã có cố gắng trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nhưng hiệu quả giải quyết chưa cao. Có nhiều nguyên nhân, song nguyên nhân quan trọng là các quy định pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo có những điểm bất hợp lý. Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền, việc nghiên cứu những vấn đề lý luận – thực tiễn về tố cáo và giải quyết tố cáo để góp phần hoàn thiện quy phạm pháp luật có liên quan có ý nghĩa rất quan trọng trên các bình diện lập pháp, thực tiễn và lý luận. Từ những phân tích trên cho thấy nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện pháp luật về tố cáo và giải quyết tố cáo ở 1 Việt Nam hiện nay” là cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Từ trước đến nay, đã có nhiều đề tài khoa học đề cập đề cập đến việc giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu có hệ thống pháp luật tố cáo và giải quyết tố cáo, đi sâu đề xuất các biện pháp hoàn thiện nội dung của pháp luật tố