Hệ thống thông tin di động thế hệ 3 được nghiên cứu để phát triển các dịch vụ mới cũng như cải thiện chất lượng các dịch vụ truyền thống và nâng cao tính hiệu quả sử dụng băng tần vô tuyến. | Một thiết bị SDR điển hình được xây dựng bằng các thiết bị số có thể lập trình như: CPU, DSP (Digital Signal Proccessor: bộ xử lý số) hoặc FPGA. Các mạch điện vô tuyến như các bộ điều chế/giải điều chế được chuyển mạch bằng phần mềm, nhưng các mạch RF gồm có ăngten thì cần được xây dựng bằng các mạch điện tương tự . Ngoài ra, các băng tần khác nhau được sử dụng cho các hệ thống hiện tại, do đó nếu các hệ thống thông tin di động được triển khai SDR thì một dải rộng các băng tần bao phủ từ các băng UHF/VHF đến hàng GHz được sử dụng. Vì lý do này mà các mạch điện RF của các thiết bị SDR cần có các mạch điện RF đa băng tần có khả năng hỗ trợ các đặc trưng về bộ lọc/công suất phát/tần số có thể biến đổi để điều khiển nhiều hệ thống thông tin (khả năng đa chế độ). Một số thiết bị đầu cuối đa chế độ tương thích với nhiều hệ thống vô tuyến đã được thương mại rộng rãi, ví dụ: thiết bị đầu cuối ở Mỹ tương thích với các hệ thống vô tuyến: AMPS băng tần 800MHz, CDMA2000 băng tần 800MHz và băng 2GHz. Tuy nhiên những thiết bị đầu cuối này có được khả năng đa chế độ bằng việc kết hợp các phần cứng riêng cho từng hệ thống, và chúng không có đặc trưng riêng của SDR là thay đổi chức năng bằng phần mềm. SDR không cần triển khai nhiều phần cứng để hỗ trợ nhiều hệ thống mà mục đích cuối cùng là tích hợp các phần cứng riêng đó thành một. Cuối cùng, cần phát triển các bộ xử lý có thể cấu hình lại một cách tự động và các kỹ thuật nạp phần mềm an toàn để thực hiện nhiều loại truyền thông khác nhau bằng cách thay đổi tùy ý phần mềm tùy thuộc vào môi trường truyền thông.