Hãy tưởng tượng về một nền kinh tế không có ma sát - một thế giới mới trong đó lao động, thông tin và tiền bạc di chuyển một cách dễ dàng, với chi phí thấp và hầu như ngay lập tức. Suỵt, thế giới đó đang ở đây rồi. Công ty bạn đã sẵn sàng chưa? | Như vậy thì tại sao các công ty tồn tại? Nhà kinh tế học người Anh Ronald Coase đã đoạt giải Nobel kinh tế vì trả lời câu hỏi này. Theo lý thuyết thì nền kinh tế toàn cầu xoay tròn như một con vụ dựa trên các tín hiệu về giá giữa các nhà điều hành cá nhân mà không cần có các công ty lớn. Nhưng trong thực tế, Coase chỉ ra rằng “có những cuộc đàm phán cần được diễn ra, hợp đồng cần được soạn thảo, kiểm tra cần được thực hiện, dàn xếp cần được thực thi để giải quyết tranh chấp, và nhiều thứ khác nữa.” Có nghĩa là có các chi phí giao dịch – tức ma sát– và việc gom các giao dịch lại trong các công ty là cách hiệu quả nhất để xử lý chúng. Ngày nay, với công nghệ giúp thu gọn các chi phí này, nhiều công ty đang tách các giao dịch ra, giao cho các công ty bên ngoài thực hiện nhiều chức năng, mở rộng công tác Nghiên cứu & Phát triển cho mọi nhân tài bên ngoài, và sử dụng các nhà thầu thay vì tuyển dụng người lao động cho riêng mình. Mô hình liên tục của Hollywood: gom người và nguồn lực lại để thực hiện một mục tiêu cụ thể rồi sau đó giải tán sang các dự án khác, có thể trở nên phổ biến trong cả nền kinh tế. Thực tế mô hình này đang diễn ra rồi.