Đề tài nghiên cứu nhằm giảm thiểu tối đa các yếu tố nguy hại đến sức khỏe con người và môi trường của CTRYTNH, từ đó góp phần bảo vệ sức khỏe cho nhân viên y tế, người bệnh và cộng đồng xung quanh. . | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA NGUYỄN THỊ LIÊN ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Đà Nẵng – Năm 2017 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN NHƯ THÚC Phản biện 1: TS. VƯƠNG NAM ĐÀN Phản biện 2: TS. NGUYỄN ĐÌNH HUẤN Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ (Kỹ thuật Môi trường) họp tại Trường Đại học Bách khoa ngày 29 tháng 12 năm 2016. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách Khoa - Thư viện Khoa Môi trường, Trường Đại học Bách khoa – Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thực trạng công tác quản lý chất thải y tế nguy hại tại thành phố Đà Nẵng như sau: Chất thải y tế nguy hại có hai dạng rắn và lỏng; Chất thải y tế nguy hại dạng lỏng được các cơ sở y tế xử lý cục bộ trước khi đấu nối vào hệ thống xử lý nước thải tập trung của thành phố; Chất thải y tế nguy hại dạng rắn: công tác thu gom, phân loại, lưu giữ chất thải rắn y tế nguy hại (CTRYTNH) còn một số tồn tại như việc phân loại tại nguồn CTRYTNH chưa đồng bộ và triệt để theo quy định; thiết bị phân loại chưa đáp ứng nhu cầu thực tế; hầu hết các trạm y tế xã/phường, các phòng khám quy mô nhỏ chưa thực hiện quản lý chất thải y tế một cách nghiêm ngặt; Do đó, vấn đề ưu tiên giải quyết hiện nay là CTRYTNH. Để có cái nhìn tổng thể về hiện trạng quản lý CTRYTNH trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, từ đó đề xuất các giải pháp tăng cường công tác quản lý, qua đó góp phần giảm thiểu các yếu tố nguy hại đến sức khỏe con người và môi trường của CTRYTNH, tôi chọn đề tài “Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý chất thải rắn y tế nguy hại trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm giảm thiểu tối đa các yếu tố nguy hại đến sức khỏe con người .