Đề tài nghiên cứu tổng quan về các điểm khống chế trắc dọc trong thiết kế tuyến nói chung và thiết kế trắc dọc đường cao tốc; đánh giá các thiết kế trắc dọc thông qua việc phân tích các điểm khống chế địa hình; thiết kế mới theo quan điểm phân tích tối ưu các điểm khống chế địa hình đoạn Km42+000- km47+000,. . | ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA PHAN VĂN HOẠT GIẢI PHÁP THIẾT KẾ TRẮC DỌC HỢP LÝ ĐƯỜNG ÔTÔ CAO TỐC ĐOẠN KM42+000-:-KM47+000 ĐƯỜNG CAO TỐC ĐÀ NẴNG – QUẢNG NGÃI Chuyên ngành: Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG Đà Nẵng – Năm 2017 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA Người hướng dẫn khoa học: . Vũ Đình Phụng Phản biện 1: Phan Cao Thọ Phản biện 2: Châu Trường Linh Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông họp tại Trường Đại học Bách Khoa vào ngày 14 tháng 01 năm 2017. * Có thể tìm hiểu luận văn tại: Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Theo quy hoạch phát triển đến năm 2020 và tầm nhìn sau 2020 với các tuyến cao tốc Bắc Nam và các đường cao tốc nối các thành phố lớn đến các tỉnh lân cận như: Cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Trung Lương, Giẽ - Ninh Bình, Nội bài – Lào Cai, Long Thành – Dầu Giây, Pháp Vân – Cầu Giẽ, Hà Nội – Tp Thái Nguyên, Hà Nội – Hải Phòng, Bến lức – Long Thành và cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi đã và đang được đầu tư xây đựng. Nhưng có một vấn đề chung ở các tuyến cao tốc này có chi phí xây dựng rất cao so với các dự án đường cao tốc trong khu vực và Thế Giới. Một đặc điểm nữa là trắc dọc ở các dự án này chưa phối hợp tốt với thiết kế bình đồ đặc biệt là hệ thống các đường ngang và đường gom dẫn tới trong quá trình thi công thường phải điều chỉnh do sự không phù hợp, hầu hết mới chỉ đáp ứng về mặt kỹ thuật trên tuyến chính mà chưa có sự quan tâm đúng mức tới thiết kế đường ngang, đường gom gây cản trở cho người sử dụng quá trình thi công phải điều chỉnh nhiều lần làm chậm tiến độ thi công, phát sinh thêm kinh phí xây bất hợp lý trong công năng sử dụng gây tốn kém cho việc giải phóng mặt bằng và đền bù giải tỏa. Tất cả các bất hợp lý đó góp phần tăng tổng mức đầu tư và .