Mục tiêu của đề tài là hệ thống hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến phát triển nông nghiệp; phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp của tỉnh Vĩnh Long; đề xuất giải pháp phát triển nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long trong thời gian tới. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG HUỲNH MINH TRÍ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH LONG Chuyên ngành: Kinh tế Phát triển Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ BẢO Phản biện 1: . ĐÀO HỮU HÒA Phản biện 2: . BÙI QUANG BÌNH Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 22 tháng 7 năm 2014. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở Việt Nam, từ khi đổi mới (1986) đến nay, nông nghiệp từng bước phát triển thành nền nông nghiệp hàng hoá và đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu nông sản có tỷ suất hàng hoá ngày càng cao, với một số mặt hàng nông sản xuất khẩu đứng đầu thế giới về kim ngạch và thị phần như lúa gạo, cao su, cà phê, hồ tiêu, hạt điều, . . Đặc biệt, từ khi hội nhập quốc tế, nhất là sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nước ta đảm bảo được vấn đề an ninh lương thực và nhu cầu của người tiêu dùng đã thay đổi nhanh chóng cả về cơ cấu lương thực thực phẩm và những kỳ vọng lớn hơn từ nông nghiệp không chỉ về việc cung ứng đủ lương thực, thực phẩm, mà còn cả vấn đề bảo vệ môi trường và ổn định xã hội tại nông thôn. Từ đó, nông nghiệp phát triển theo hướng hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá tập trung gắn với công nghiệp chế biến như vùng sản xuất lúa gạo ở Đồng bằng sông Cửu Long, cao su ở Đông Nam bộ, cà phê ở Tây Nguyên, . đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường về chủng loại, chất lượng nông sản, chú trọng các hình thức liên kết gia tăng hiệu quả sản xuất. Nền nông nghiệp Vĩnh Long trong những năm qua phát triển khá ổn định (giai đoạn 2007-2012 đạt 6,13%/năm) và đã có những kết quả to lớn, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho lao động nông thôn, từng bước nâng cao dân trí, thay .