Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận công tác quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng; phân tích thực trạng và đánh giá công tác quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Agribank Kon Tum; đưa ra các giải pháp trong công tác quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng tại Agribank Kon Tum. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG ------------- LƢƠNG ANH TUẤN QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM – CHI NHÁNH TỈNH KON TUM Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng – Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TRƢƠNG BÁ THANH Phản biện 1: TS. Đoàn Gia Dũng Phản biện 2: Nguyễn Phúc Khanh Luận văn đã được bảo vệ trước hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản Trị kinh doanh họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 21 tháng 7 năm 2014 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm thông tin – học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hoạt động tín dụng là hoạt động cơ bản, đem lại lợi nhuận chủ yếu cho mỗi ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, cùng với việc đem lại lợi nhuận đáng kể cho ngân hàng thì hoạt động tín dụng cũng là lĩnh vực có rủi ro cao nhất. Trong hoạt động tín dụng của một ngân hàng thương mại, không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để quản trị rủi ro tín dụng nhằm hạn chế, ngăn ngừa rủi ro. Một tỷ lệ tổn thất dự kiến đối với hoạt động tín dụng luôn phải được xác định cụ thể trong chiến lược kinh doanh. Và khi ngân hàng kinh doanh với một mức tổn thất thấ-p hơn mức tỷ lệ tổn thất dự kiến thì đó là sự thành công trong công tác quản trị rủi ro. Cho vay tiêu dùng là một trong những hoạt động tín dụng quan trọng mà mỗi ngân hàng cần phải triển khai thực hiện. Gắn với quá trình cho vay này, công tác quản trị rủi ro đối với hoạt động cho vay tiêu dùng luôn cần được quan tâm, xem xét một cách hệ thống. Tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, công tác quản trị rủi ro tín dụng nói chung và quản trị rủi ro cho vay tiêu dùng nói riêng, tuy đã được quan tâm thực hiện, ban hành nhiều văn bản chỉ đạo nhưng thực tế vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục và hoàn