Tóm tắt luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định

Đề tài hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển NTTS để hình thành khung nội dung nghiên cứu về phát triển NTTS; phân tích, đánh giá thực trạng phát triển NTTS trên địa bàn huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định; tìm ra các giải pháp để phát triển ngành NTTS trên địa bàn huyện Tuy Phước trong thời gian đến. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THANH HẢI PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TUY PHƢỚC, TỈNH BÌNH ĐỊNH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ BẢO Phản biện 1: . VÕ XUÂN TIẾN Phản biện 2: TS. LÊ KIM LONG Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 23 tháng 01 năm 2014. Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tuy Phước là huyện đồng bằng lớn ở phía nam tỉnh Bình Định, có diện tích 217,12 km2, dân số người. Nằm bên đầm Thị Nại, có sông Kôn và sông Hà Thanh chảy qua, có quốc lộ 1A, quốc lộ 19, đường sắt Bắc - Nam chạy ngang qua. Tuy Phước chia thành 3 khu vực rõ rệt: các xã phía Tây Nam có tiềm năng rất lớn về đất sản xuất cây công nghiệp; các xã khu Đông với thế mạnh về cây lúa và thủy sản, là khu vực đầy tiềm năng kinh tế của huyện, các xã còn lại là vùng chuyên canh cây lúa. NTTS ở Tuy Phước trong thời gian qua được khẳng định là thế mạnh, do được thiên nhiên ưu đãi có đầm Thị Nại là đầm nước lợ lớn nhất tỉnh có diện tích hơn ha, là nghề sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế và xã hội, góp phần thay đổi cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, NTTS huyện Tuy Phước đang phải đối mặt với nhiều thách thức và khó khăn như: thiếu quy hoạch, các quá trình nảy sinh trong quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp sang NTTS, các vấn đề môi trường trong và xung quanh khu vực nuôi tập trung do chính hoạt động NTTS gây ra ; Hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ NTTS chưa được đầu tư đồng bộ; Công tác kiểm tra, giám sát còn nhiều bất cập; Tình hình dịch bệnh, con giống kém chất lượng đã gây thiệt hại .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.