Đề tài khái quát được cơ sở lý luận về ASXH để hình thành khung nội dung nghiên cứu cho đề tài; phân tích đánh giá thực trạng của chính sách trong ASXH tại thành phố Đồng Hới trong thời gian qua. Tìm ra những nguyên nhân và những hạn chế cần khắc phục. Từ đó, đề xuất phương hướng và giải pháp để hoàn thiện ASXH tại thành phố Đồng Hới. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN XUÂN BÌNH HOÀN THIỆN AN SINH XÃ HỘI TẠI THÀNH PHỐ ĐỒNG HỚI TỈNH QUẢNG BÌNH Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: . ĐÀO HỮU HÕA Phản biện 1: . NGUYỄN THỊ NHƢ LIÊM Phản biện 2: . NGUYỄN VĂN TUẤN Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 22 tháng 02 năm 2014 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 25 năm thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, công tác bảo đảm an sinh xã hội ở nước ta đã đạt được nhiều kết quả quan trọng về mặt thể chế, hệ thống bảo hiểm xã hội, hệ thống chính sách ưu đãi, trợ giúp xã hội Tuy nhiên, công tác này cũng đang bộc lộ nhiều hạn chế và đứng trước nhiều thách thức trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế. Mặc dù vậy, bên cạnh những thành tựu đạt được, quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường cũng xuất hiện những mặt tiêu cực tác động đến đời sống xã hội. Trong đó, vấn đề an sinh xã hội cần được quan tâm hơn cả. Hàng loạt các vấn đề về ASXH nảy sinh ở các lĩnh vực đời sống, đặc biệt trong các lĩnh vực bảo hiểm y tế, ASXH cho người nghèo và những nhóm dân cư bị thiệt thòi như trẻ em, người già, người khuyết tật, người mất sức lao động Hiện nay, các chính sách ASXH ở Việt Nam còn nhiều bất cập và hạn chế. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội và các loại hình khác còn thấp (khoảng 15%). Phần lớn nông dân, người lao động tự do và các đối tượng khác trong khu vực phi chính thức chưa được tham gia bảo hiểm y tế hoặc người dân không muốn tham gia bảo hiểm y tế do chất lượng khám, chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế chưa tốt. Công tác xoá đói giảm nghèo chưa bền vững;