Tóm tắt luận văn thạc sĩ Khoa học: Nghiên cứu tính thơm và phản thơm của một số hợp chất hữu cơ vòng bốn, năm và sáu cạnh

Thực hiện đề tài nhằm mục tiêu khảo sát các biểu hiện; tìm kiếm bản chất tính thơm, phản thơm của một số hợp chất hữu cơ cơ bản vòng 4, 5 và 6 cạnh và các dẫn xuất thế của chúng. Tính toán các chỉ số về cấu trúc, năng lượng và từ tính của từng phân tử; đánh giá các yếu tố ảnh hưởng, đặc biệt là ảnh hưởng của nhóm thế đến tính thơm; ngưỡng đặc trưng thể hiện tính thơm của các hợp chất hữu cơ nhằm chính xác hóa khái niệm, hệ thống hóa tính thơm. | 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGÔ LINH XUYÊN NGHIÊN CỨU TÍNH THƠM, PHẢN THƠM CỦA MỘT SỐ HỢP CHẤT HỮU CƠ VÒNG BỐN, NĂM VÀ SÁU CẠNH Chuyên ngành: Hoá hữu cơ Mã số: 60 44 27 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Đà Nẵng - Năm 2012 2 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TIẾN TRUNG Phản biện 1: . Trần Văn Sung Phản biện 2: . Đào Hùng Cường Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 14 tháng 11 năm 2012. Có thể tìm luận văn tại: - Trung tâm Thông tin-Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tính thơm là một trong những khái niệm cơ bản và quan trọng nhất của hóa học hữu cơ hiện đại. Tuy nhiên, khái niệm này còn tương đối mơ hồ và chưa có một định nghĩa chính xác do không thể quan sát cũng như đo đạc trực tiếp được. Những đặc trưng và tiêu chuẩn quan trọng của hợp chất thơm đã được chú ý từ lâu là độ bền cao, dễ tham gia phản ứng thế, khó tham gia phản ứng cộng, thỏa mãn quy tắc (4n+2) electron π của Hückel, Tuy vậy, bản thân những tiêu chuẩn này lại có nhiều ngoại lệ và trong nhiều trường hợp không tương quan tốt với nhau, do đó không có tiêu chuẩn nào được chấp nhận là chung nhất. Điều này gây nhiều khó khăn cho công tác nghiên cứu, học tập và thống kê các hợp chất hóa học có tính thơm. Vì vậy cần thiết phải thống nhất quan điểm về khái niệm tính thơm. Đề thi tuyển sinh Cao đẳng năm 2010 đề cập đến tính thơm của hợp chất benzylamin và đã gây ra nhiều tranh cãi. Do chưa có cơ sở kết luận chính xác nên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã yêu cầu không chấm câu hỏi và đáp án của câu này. Điều đó chứng tỏ tuy trên thế giới tính thơm là một hướng nghiên cứu rất được quan tâm nhưng ở Việt Nam vấn đề này dường như vẫn còn bỏ ngỏ, chưa có những nghiên cứu bài bản. Do đó, yêu cầu đặt ra là phải đánh giá tính thơm của các hợp chất một cách có hệ thống nhằm tạo cơ sở .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU XEM NHIỀU
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.