Tỉnh Thanh hóa là một trong những địa phương có Tiềm năng phát triển chăn nuôi lợn đặc biệt là chăn nuôi lợn thịt. Tổng đàn lợn của Thnh Hóa tính đén năm 2016 là 945,3nghìn con, lớn thứ 2 vùng Bắc Trung Bộ. Sản lượng thịt lợn hơi xuất chuồng là 139,6 nghìn tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ. Hiện nay chăn nuôi heo thịt theo hình thức công nghiệp đang được bà con chăn nuôi áp dụng rộng rãi và mang lại hiệu quả kinh tế cao. | Phát triển chăn nuôi lợn thịt tại Trung Quốc Theo báo cáo tháng 9/2015 của Viện Chính sách nông nghiệp và thương mại (IATP), từ vài thập kỷ trước Chính phủ Trung Quốc đã tính đến việc thuê hay mua đất ở các nước đang phát triển để tiến hành hoạt động nông nghiệp như trồng trọt và chăn nuôi nhằm giảm áp lực nhập khẩu. Nếu phải chọn một biểu tượng cho quá trình phát triển kinh tế chóng mặt và những thách thức Trung Quốc phải đối mặt ở thời điểm hiện tại, thì đó phải là lợn - loài vật nuôi truyền thống của Trung Quốc. Do đó, nước này đã phát triển ngành công nghiệp thịt lợn lớn nhất thế giới để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của giới trung lưu ngày càng gia tăng trong xã hội. Nhu cầu tiêu thụ khổng lồ và liên tục tăng chính là động cơ thúc đẩy 17 gia tăng sản xuất thịt lợn. Giữa những năm 1970 - giai đoạn cách mạng xanh, một công dân Trung Quốc chỉ tiêu thụ 8 kg thịt lợn/năm thì nay có thể ăn 93 kg thịt lợn/năm. Trong khi đó, người Mỹ chỉ tiêu thụ 27 kg thịt lợn/năm. Năm 2014, số lượng lợn nuôi tại Trung Quốc đứng đầu thế giới, đạt 723 triệu đầu con. Tỷ lệ tăng trưởng của ngành thịt lợn tại Trung Quốc luôn cao hơn thịt gà và thịt bò. Ước tính tới năm 2022, thịt lợn sẽ chiếm khoảng 63% tổng sản lượng thịt bán lẻ trên thị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, lợn cũng đang là biểu tượng cho những vấn đề mà Trung Quốc phải đối mặt, đó là an ninh lương thực. Để duy trì được lượng thịt lợn đủ cung cấp cho thị trường, Trung Quốc đang phải nhập khẩu một lượng lớn các nhu yếu phẩm cần thiết cho ngành chăn nuôi lợn. Từ năm 2010, lượng nhập khẩu đậu nành của Trung Quốc đã chiếm hơn 50% tổng thị trường đậu nành toàn cầu. Theo dự báo của Hội đồng ngũ cốc Mỹ, Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu 19 đến 32 triệu tấn ngô vào năm 2022. Nếu Mỹ có kho dự trữ dầu mỏ chiến lược thì Trung Quốc có dự trữ thịt lợn tươi và đông lạnh chiến lược. Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng kế hoạch dự trữ thịt lợn từ khi xảy ra dịch bệnh tai xanh gây thiệt hại hàng triệu con lợn và làm giá thịt lợn tăng vọt bất thường vào năm 2006. Giống các dự trữ chiến lược khác, dự trữ thịt lợn được coi là công cụ bình ổn giá bán bằng cách mua vào khi giá leo thang và bán ra thị trường khi giá xuống thấp. Để không bị tụt lại trên chặng đua sản xuất thịt lợn trên thế giới, Trung Quốc nhập khẩu 73 triệu USD tinh lợn từ Anh mỗi năm để cải thiện con giống và năng suất. Trong vài thập kỷ tới, ngành nông nghiệp nước này cũng cam kết sẽ chuyển đổi toàn bộ mô hình nuôi nông hộ sang trang trại quy mô lớn. Chính phủ Trung Quốc khuyến khích các doanh nghiệp mua lại và sáp nhập bằng các hỗ trợ tài chính và thủ tục giúp doanh nghiệp ra nước ngoài học hỏi cách điều hành mô hình mới này. Năm ngoái, vụ sáp nhập giữa Shuangui và Smithfield không chỉ mang lại cho Trung Quốc một thương hiệu 18 thịt lợn lớn nhất nước Mỹ mà còn giúp Shuangui nắm bắt tường tận cách thức nuôi lợn công nghiệp của người Mỹ. Tuy nhiên, chất thải của ngành công nghiệp chăn nuôi khổng lồ này cũng đang tạo thành một trong những vấn nạn lớn nhất của nạn ô nhiễm môi trường ở Trung Quốc. Cái giá để duy trì ổn định và hoạt động của một xã hội đông dân và phức tạp như xã hội Trung Quốc vì thế không nhỏ chút nào.