Ngư trường vùng biển Tây nam bộ

Biển Tây Nam Bộ nằm ở phần cuối của bán đảo Đông Dương, liền kề với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nên vùng có mối quan hệ hai chiều rất chặt chẽ và quan trọng. Nằm giáp với Campuchia và cùng chung sông Mê Kông là điều kiện giao lưu hợp tác với các nước trên bán đảo. Nằm ở vùng tận cùng Tây Nam của Tổ quốc có bờ biển dài 73,2 km và nhiều đảo, quần đảo như Thổ Chu, Phú Quốc là vùng đặc quyền kinh tế giáp biển Đông và vịnh Thái Lan. | vùng biển phía tây Nam Bộ đã xác định được 479 loài cá, thuộc 204 giống, 99 họ và 22 bộ. Xác định được 50 loài tôm biển trong đó 15 loài có giá trị kinh tế cao và 40 loài động vật chân đầu trong đó 10 loài mực có giá trị kinh tế cao, 5 loài rùa biển (vích, đồi mồi, quản đồng, đồi mồi dứa và rùa da), 9 loài cỏ biển và 289 loài san hô thuộc 74 giống. Trữ lượng cá tầng đáy giảm sút nhiều so với trước đây. Nhiều vấn đề trong nghề cá cần được tiếp tục củng cố lại , đặc biệt là nghề lưới kéo tầng đáy. Những vấn đề đó bao gồm: khai thác hải sản quá mức, tàn phá các loài cá con bằng việc khai thác tôm và kích thước mắt lưới nhỏ ở phần đụt lưới. Vì vậy vấn đề bảo vệ và phục hồi nguồn lợi ở vùng biển này là trách nhiệm chung của toàn dân tộc. Các nhà quản lý, khoa học, sản xuất và kinh doanh của nghành từ trung ương đến địa phương cần sớm lập quy hoạch cho sự phát triển nghề nghiệp. Phân vùng hoạt động cho mỗi loại nghề và có biện pháp cấp bách để bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Tăng cường các biện pháp bảo vệ nguồn lợi, nhằm đảm bảo khai thác được lâu dài. Nghiêm cấm dùng chất nổ, điện trường Không khai thác vào thời gian sinh sản chính, nhằm duy trì khả năng tái suất nguồn lợi. Phát triển khai thác theo chiều sâu mang tính bền vững.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.