Đề tài nghiên cứu cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội, thực trạng sự cần thiết của việc thực hiện trách nhiệm xã hội theo tiêu chuẩn SA 8000 của các doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO, một số kiến nghị và giải pháp | Theo nghiên cứu của Quality Digest, những sản phẩm chất lượng cao và ổn định thường không thể ra đời trong những điều kiện làm việc hạn chế. Thời gian làm việc trong ngày kéo dài, an toàn lao động không được quan tâm, chế độ lương không công bằng, phân biệt đối xử. sẽ là những tác nhân tạo ra một môi trường làm việc không thuận lợi cho việc cải tiến chất lượng sản phẩm. Mặt khác, khách hàng nhiều nước trên thế giới không chấp nhận (tẩy chay) các sản phẩm mà trong quá trình sản xuất đã tác hại đáng kể đến môi trường hay có yếu tố lao động thiếu tính xã hội. Chẳng hạn như tình trạng bóc lột sức lao động trẻ em trong ngành may mặc sản xuất đồ dùng thể thao ở Bangladesh, Pakistan hay Ấn Độ. một thời. Mới đây, đoàn Hiệp hội Dệt may Hoa Kỳ khi đến Việt Nam tìm hiểu đối tác cho các nhà nhập khẩu, điều đầu tiên họ quan tâm ở các DN Việt Nam là việc áp dụng hệ thống quản lý, trách nhiệm xã hội và điều kiện lao động theo tiêu chuẩn SA 8000. Ông Dương Bá Chiến, Tổng Giám đốc Công ty Dệt Thắng Lợi - đơn vị vừa được nhận chứng chỉ SA 8000 - cho biết: Các nhà nhập khẩu lớn từ Mỹ, châu Âu thường đưa ra những tiêu chuẩn rất cụ thể, mà nền tảng là SA 8000: quản lý con người, chất lượng sản phẩm, vệ sinh môi trường, an toàn lao động. Đó cũng là những tiêu chuẩn để hàng Việt Nam vào được các siêu thị quốc tế. Hiện các sản phẩm: vỏ chăn, áo gối, quần, sơmi, jacket. của Thắng Lợi đã vào được các siêu thị ở Mỹ và châu Âu. Kim ngạch xuất khẩu quý I đạt 2 triệu USD, trong đó thị trường Mỹ đạt 1 triệu USD. Dự kiến năm nay, Thắng Lợi đạt kim ngạch xuất khẩu từ 10 - 15 triệu USD.