Báo cáo thực tập tốt nghiệp: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn giai đoạn 2011-2015 của huyện Dầu Tiếng

Mục tiêu của đề tài là nâng cao nhận thức của thanh niên và toàn xã hội về học nghề, tạo bước đột phá về số lượng và nâng cao chất lượng dạy nghề, tạo việc làm cho thanh niên nhằm phát huy và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động nhất là thanh niên trên địa bàn huyện nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế . | Chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn do các cơ sở dạy nghề tổ chức xây dựng, trình Sở Lao động- Thương binh và Xã hội phê duyệt. Do lao động nông thôn trình độ học vấn thấp, khả năng tiếp thu hạn chế, nên chương trình giảng dạy cho đối tượng này được biên soạn gọn nhẹ, dễ hiểu, phù hợp với trình độ học vấn của người lao động, đặc điểm từng nghề, từng vùng và yêu cầu của doanh nghiệp. Tùy theo từng ngành nghề bố trí thời gian giảng dạy khác nhau, giáo trình của từng nghề được soạn dựa trên các trình độ tiếp thu khác nhau của người học. Đối với nhóm nghề nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp như: Trồng, chăm sóc, ghép cây cao su, trồng nấm, chỉ cần biết đọc, biết viết là tiếp thu được; đối với các nghề sửa chữa xe gắn máy, sửa chữa thiết bị may, điện dân dụng phải có trình độ văn hóa tối thiểu từ lớp 7/12 trở lên mới tiếp thu được. Trong các chương trình dạy nghề cho lao động nông thôn, thời gian thực hành chủ yếu chiếm 85-90% tổng số thời gian đào tạo nên đảm bảo lao động sau đào tạo có thể làm việc được ngay.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.