Bài báo đề xuất một phương pháp mới để tính chuẩn H∞ của các hệ động học đa tác tử (ĐTT). Sử dụng phương pháp biến tần số mở rộng (BTSMR), một lớp các hệ động học ĐTT có thể được biểu diễn dưới dạng các hệ tuyến tính với BTSMR. Tiếp đó, một phương pháp hiệu quả để tính chuẩn H∞ được đề xuất cho các hệ động học ĐTT mà cấu trúc truyền thông có thể chéo hóa được. | Tạp chí Tin học và Điều khiển học, , (2013), 241–251 TÍNH CHUẨN H∞ CỦA CÁC HỆ ĐỘNG HỌC ĐA TÁC TỬ NGUYỄN ĐÌNH HÒA1 , NGUYỄN DOÃN PHƯỚC2 1 Trường 2 Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; Email: Đại học Bách Khoa Hà Nội; Email: Tóm t t. Bài báo đề xuất một phương pháp mới để tính chuẩn H∞ của các hệ động học đa tác tử (ĐTT). Sử dụng phương pháp biến tần số mở rộng (BTSMR), một lớp các hệ động học ĐTT có thể được biểu diễn dưới dạng các hệ tuyến tính với BTSMR. Tiếp đó, một phương pháp hiệu quả để tính chuẩn H∞ được đề xuất cho các hệ động học ĐTT mà cấu trúc truyền thông có thể chéo hóa được. Việc tính toán đó được đưa về dạng một bài toán bất đẳng thức ma trận tuyến tính (BĐTMTT) có thể giải được dễ dàng bởi các phần mềm giải bài toán tối ưu có sẵn. Hơn nữa, một số ví dụ được trình bày để minh họa sự hiệu quả của phương pháp đã đề xuất. T khóa. Hệ đa tác tử, chuẩn H∞ , tối ưu lồi, bất đẳng thức ma trận tuyến tính. Abstract. In this paper, we propose a new method to computing the H∞ norm of multi-agent dynamical systems (MADSs). Employing the generalized frequency variable (GFVs) framework, a class of MADSs can be represented by linear systems with GFVs. Then, an efficient method for H∞ norm computation is proposed for MADSs whose communication topologies are diagonalizable. The calculation is derived in terms of an LMI problem which can be easily solved by off-the-shelf optimization solvers. Moreover, some numerical examples are introduced to demonstrate the efficiency of the proposed method. Key words. Multi-agent systems, H∞ norm, convex optimization, linear matrix inequalities. 1. GIỚI THIỆU Nghiên cứu về các hệ ĐTT cho tới nay đã nhận được rất nhiều sự chú ý của các nhà khoa học trong nhiều chuyên ngành khác nhau như khoa học người máy, điều khiển học, điện-điện tử, sinh học, khoa học máy tính, giao thông., đó là do hệ ĐTT là một công cụ hữu hiệu giúp chúng ta mô tả và khám phá các hệ thống kể cả trong .