Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển cây chè trên địa bàn tỉnh Sơn La

Bài báo đã tiến hành đánh giá thích nghi của từng đơn vị cảnh quan cho phát triển cây chè trên địa bàn tỉnh nhằm tìm ra các khu vực sinh thái phù hợp nhất đối với loại cây này, hướng tới nâng cao năng suất, chất lượng. nội dung chi tiết. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2 (2016) 57-67 Đánh giá cảnh quan cho mục đích phát triển cây chè trên địa bàn tỉnh Sơn La Lê Thị Thu Hòa* Đại học Tây Bắc, Quyết Tâm, Sơn La, Việt Nam Nhận ngày 28 tháng 3 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 25 tháng 5 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 7 năm 2016 Tóm tắt: Chè là cây công nghiệp dài ngày có nhiều lợi thế so sánh, là một trong những sản phẩm xuất khẩu quan trọng của tỉnh Sơn La. Tuy nhiên, tốc độ phát triển chè chưa cao, chưa tận dụng được lợi thế về khí hậu, đất đai và các tiềm năng khác để phát triển. Bài báo đã tiến hành đánh giá thích nghi của từng đơn vị cảnh quan cho phát triển cây chè trên địa bàn tỉnh nhằm tìm ra các khu vực sinh thái phù hợp nhất đối với loại cây này, hướng tới nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm của cây chè, góp phần sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Từ khóa: Đánh giá cảnh quan, cây chè, thích nghi, Sơn La. 1. Đặt vấn đề∗ Chè là cây công nghiệp dài ngày có nhiều lợi thế so sánh, là một trong những sản phẩm xuất khẩu quan trọng của tỉnh. Tuy nhiên, tốc độ phát triển chè chưa cao, chưa tận dụng được lợi thế về khí hậu, đất đai và các tiềm năng khác để phát triển cây chè; thu nhập của người trồng chè đã từng bước được cải thiện song vẫn chưa ổn định, không đồng đều giữa các vùng. Đánh giá cảnh quan là hướng nghiên cứu tổng hợp, có thể xác định được mức độ thích nghi và ưu tiên của từng loại cảnh quan cho một đối tượng nào đó. Bài báo trình bày kết quả đánh giá các đơn vị cảnh quan tỉnh Sơn La cho phát triển cây chè. Kết quả đánh giá là cơ sở khoa học cho định hướng phát triển các vùng chè nguyên liệu phù hợp với đặc trưng và lợi thế của lãnh thổ. Sơn La là một tỉnh miền núi có mặt bằng phát triển thấp. Tổng diện tích tự nhiên là 14174,44 km2, là địa bàn cư trú của 12 dân tộc anh em [1]. Cùng với các tỉnh Hòa Bình, Điện Biên, Lai Châu, Sơn La là mái nhà xanh của các tỉnh vùng Đồng bằng Bắc Bộ với diện tích gần 1 triệu ha

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
264    151    9    29-04-2024
1    86    2    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.