Thử nghiệm xây dựng mô hình hai độ rỗng cho thân dầu đá móng mỏ Bạch Hổ

Trong nghiên cứu này, một mô hình hai độ rỗng cho thân dầu đá móng mỏ Bạch Hổ đã được xây dựng trên cơ sở các số liệu thực tế và các số liệu chuyển đổi từ mô hình một độ rỗng. Trong đó, các tham số trong mô hình một độ rỗng được coi như là tham số hiệu dụng tổng cộng của môi trường đá nứt nẻ. Kết quả nhận được ban đầu cho thấy sự phù hợp với số liệu thực đo của mô hình hai độ rỗng là khá tốt và tin cậy hơn so với mô hình một độ rỗng. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 3 (2016) 25-34 Thử nghiệm xây dựng mô hình hai độ rỗng cho thân dầu đá móng mỏ Bạch Hổ Bùi Huy Hoàng1,2, Hà Ngọc Hiến1,2,*, Nguyễn Thế Đức3, Nguyễn Văn Út4, Phan Ngọc Trung5 1 Viện Công nghệ môi trường, Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam, 18 Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, Việt Nam 2 Trường Đại học Công nghệ, ĐHQGHN, 144 Xuân Thủy, Hà Nội, Việt Nam 3 Viện Dầu khí Việt Nam, 167 Trung Kính, Yên Hòa, Hà Nội, Việt Nam 4 Liên doanh Việt-Nga “Vietsovpetro”, 105 Lê Lợi, Vũng Tàu, Việt Nam 5 Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, 18 Láng Hạ, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 10 tháng 11 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 5 tháng 01 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 13 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Bạch Hổ là mỏ dầu khí lớn nhất Việt Nam đã được đưa vào khai thác cho tới nay. Từ khi đưa vào khai thác năm 1988, mô hình mô phỏng khai thác thân dầu đá móng mỏ Bạch Hổ đã được xây dựng, cải tiến và nâng cấp nhiều lần bởi XNLD Vietsovpetro. Các mô hình mô phỏng này đã được sử dụng hiệu quả trong việc thiết kế và quản lý khai thác mỏ. Cũng như phần lớn các mô hình mô phỏng mỏ dạng móng granitoid nứt nẻ tại Việt Nam, mặc dù được xây dựng công phu, sau một thời gian sử dụng vẫn cho những kết quả dự báo sai lệch đáng kể so với thực tế. Mô hình mô phỏng khai thác mới nhất hiện nay là mô hình một độ rỗng chạy trên phần mềm mô phỏng vỉa ECLIPSE của công ty Schlumberger. Mô hình một độ rỗng này cho kết quả mô phỏng tương đối tốt, tuy nhiên vẫn không đáp ứng được cho công tác dự báo dài hạn do cần phải hiệu chỉnh liên tục theo thời gian. Một trong các lý do có thể là các vỉa/thân dầu dạng nứt nẻ ứng xử như mô hình hai độ rỗng mà mô hình một độ rỗng không đáp ứng được. Vì vậy, trong nghiên cứu này, một mô hình hai độ rỗng cho thân dầu đá móng mỏ Bạch Hổ đã được xây dựng trên cơ sở các số liệu thực tế và các số liệu chuyển đổi từ mô hình một độ rỗng. Trong đó, các tham số trong mô hình một độ rỗng được coi như là tham số hiệu dụng tổng cộng của môi trường đá nứt nẻ.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.