Sông Phan đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm bởi các hoạt động xả nước thải và các chất thải từ các khu dân cư, khu công nghiệp và làng nghề xung quanh. Những kết quả nghiên cứu này sẽ là một cơ sở khoa học học giúp cho tỉnh Vĩnh Phúc có thể đưa ra những định hướng quản lý và sử dụng trầm tích khi được nạo vét lòng sông. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) 77-82 Đánh giá chất lượng môi trường trầm tích và đề xuất các giải pháp kiểm soát vùng hạ lưu sông Phan thuộc huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc Trần Thiện Cường* Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội Nhận ngày 26 tháng 5 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 15 tháng 7 năm 2016; chấp nhận đăng ngày 06 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Sông Phan là một sông nội đồng lớn nhất nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc với chức năng quan trọng trong việc tiêu thoát nước, phòng chống ngập úng cho 7/9 huyện thị của tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, sông Phan đang đứng trước nguy cơ ô nhiễm bởi các hoạt động xả nước thải và các chất thải từ các khu dân cư, khu công nghiệp và làng nghề xung quanh. Tình trạng bồi lắng dòng chảy đang diễn ra ngày càng mạnh, làm ảnh hưởng tới khả năng tiêu thoát nước của sông, gây ra tình trạng ngập úng trên diện rộng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, trầm tích sông vùng hạ lưu thuộc huyện Bình Xuyên thuộc loại trung tính (pH dao động: 6,07-7,83), hàm lượng mùn cao (trung bình 0,0858 - 1,989 %); Nitơ tổng số: 0,028 - 0,084 %; nitơ dễ tiêu: 3,36-6,16 mg/100g đất; Phốt pho tổng số ở mức giàu dao động 0,123 - 0,176 %; phốt pho dễ tiêu 14,965 - 49,736 mg/100 gam đất. Hàm lượng các kim loại nặng như Cd, Cu, Pb, Zn thuộc loại thấp so với QCVN 43:2012/BTNMT về chất lượng trầm tích nước ngọt. Những kết quả nghiên cứu này sẽ là một cơ sở khoa học học giúp cho tỉnh Vĩnh Phúc có thể đưa ra những định hướng quản lý và sử dụng trầm tích khi được nạo vét lòng sông. Từ khóa: Trầm tích, sông Phan. 1. Mở đầu * sông Phan phụ thuộc chủ yếu vào lượng mưa lưu vực và nước thải từ các khu dân cư, khu công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và các khu canh tác nông nghiệp dọc theo sông. Báo cáo đề án tổng thể cải tạo cảnh quan sinh thái và bảo vệ môi trường lưu vực sông Phan [1]; báo cáo hiện trạng môi trường tỉnh Vĩnh Phúc 5 năm 2010 - 2014 [2] và báo .