Sự phân hủy quang hóa phẩm màu Direct Blue 71 (DB71) khi có mặt chất xúc tác FeNSTiO2 đã được nghiên cứu. Ảnh hưởng của các yếu tố thí nghiệm khác nhau như nguồn ánh sáng, pH và lượng chất xúc tác đến sự phân hủy hóa học cũng đã được khảo sát. nội dung chi tiết. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) 140-146 Sự phân hủy phẩm màu Direct Blue 71 bởi chất xúc tác quang FeNS-TiO2 dưới ánh sáng khả kiến Nguyễn Thị Hạnh*, Phạm Thị Hà Nhung, Dương Thị Thu Huyền, Nguyễn Văn Nội Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 26 tháng 5 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 27 tháng 6 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 6 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Sự phân hủy quang hóa phẩm màu Direct Blue 71 (DB71) khi có mặt chất xúc tác FeNSTiO2 đã được nghiên cứu. Ảnh hưởng của các yếu tố thí nghiệm khác nhau như nguồn ánh sáng, pH và lượng chất xúc tác đến sự phân hủy hóa học cũng đã được khảo sát. Kết quả thu được đã chỉ ra rằng, các giá trị tối ưu của pH, nguồn ánh sáng và lượng chất xúc tác cho sự phân hủy DB71, tương ứng là pH = 4, nguồn sáng khả kiến và 0,5 g/L chất xúc tác. Sau thời gian phản ứng 150 phút ở điều kiện tối ưu, 88,05% DB71 bị phân hủy. Mức độ khoáng hoá DB71 bởi chất xúc tác tổng hợp được, đã được xác định bằng phân tích tổng cacbon hữu cơ (TOC). Kết quả phân tích TOC cho thấy, hầu hết DB71 bị khoáng hóa sau 3 giờ dưới ánh sáng khả kiến. Sự tồn tại và trạng thái liên kết của của các các nguyên tố Fe, N, S trong vật liệu xúc tác FeNS-TiO2 được thể hiện rõ trên phổ quang điện tử tia X. Từ khóa: Quang xúc tác, ánh sáng khả kiến, Direct Blue 71, FeNS-TiO2. 1. Mở đầu* hiện ra tính độc hại và nguy hiểm của hợp chất họ azo đối với môi trường và sức khỏe con người, đặc biệt chúng có thể gây ung thư cho người sử dụng [3]. Phẩm màu Direct Blue (DB71) là một trong những loại phẩm màu họ azo, được dùng để nhuộm các loại sợi xenlulozơ, sợi viscose, viscose/PVA, bông và sử dụng trong ngành thuộc da, giấy, nhựa. Vì vậy, việc xử lý nước thải chứa phẩm màu là vấn đề cần được quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, phẩm màu nói chung và DB71 nói riêng đều rất khó bị phân hủy sinh học, do cấu trúc bền vững và sự có mặt của vòng thơm. Các quá trình xử lý cơ bản (hấp phụ, siêu lọc, thẩm