Nghiên cứu chế tạo vật liệu xử lý asen trong nước từ bùn đỏ

Nghiên cứu chế tạo vật liệu xử lý asen dạng viên từ phế thải bùn đỏ từ các nhà máy sản xuất quặng nhôm để ứng dụng xử lý asen trong nước cấp. Bùn đỏ được phối trộn với các chất kết dính như laterit, silicagel và theo tỷ lệ khác nhau để tạo thành các vật liệu dạng viên RS-5, RS-10, RS-15 và TC-20. Vật liệu TC-20 có khả năng hấp phụ asen tốt nhất và được chọn để tiếp tục tiến hành các thí nghiệm theo mẻ để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ asen của vật liệu TC-20. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 1S (2016) 370-376 Nghiên cứu chế tạo vật liệu xử lý asen trong nước từ bùn đỏ Phạm Thị Thúy*, Nguyễn Thị Thanh Mai, Nguyễn Mạnh Khải Khoa Môi trường, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 334 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 15 tháng 6 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 20 tháng 8 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 06 tháng 9 năm 2016 Tóm tắt: Nghiên cứu chế tạo vật liệu xử lý asen dạng viên từ phế thải bùn đỏ từ các nhà máy sản xuất quặng nhôm để ứng dụng xử lý asen trong nước cấp. Bùn đỏ được phối trộn với các chất kết dính như laterit, silicagel và theo tỷ lệ khác nhau để tạo thành các vật liệu dạng viên RS-5, RS-10, RS-15 và TC-20. Vật liệu TC-20 có khả năng hấp phụ asen tốt nhất và được chọn để tiếp tục tiến hành các thí nghiệm theo mẻ để nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp phụ asen của vật liệu TC-20. Kết quả nghiên cứu khả năng hấp phụ của vật liệu TC-20 cho thấy khoảng pH tối ưu là 3,5 - 7, thời gian đạt cân bằng hấp phụ ngay từ 10 phút đầu tiên. Động học của quá trình hấp phụ của vật liệu tuân theo phương trình đẳng nhiệt Langmuir với dung lượng hấp phụ cực đại của vật liệu TC-20 biến tính đạt 8,38 (mg/g). Từ khóa: Bùn đỏ, hấp phụ asen, vật liệu hấp phụ. trong và ngoài nước đã chỉ ra các khoáng vật chứa sắt có khả năng hấp phụ tốt asen trong nước; như zeolite [2], bentonite [5], laterit [6-8] bùn đỏ [9] với hiệu suất cao. Bùn đỏ là chất thải của quá trình sản xuất nhôm từ quặng bauxit theo phương pháp Bayer. Do tính kiềm cao và lượng bùn thải lớn, do đó bùn đỏ sẽ là tác nhân gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng nếu không được quản lý tốt [10]. Tuy vậy, bùn đỏ cũng chứa những thành phần có lợi có khả năng kết hợp với asen, phosphat trong nước [10]. Việc sử dụng nguyên liệu có giá thành thấp, đặc biệt tận dụng chất thải, phù hợp với điều kiện ở Việt Nam như bùn đỏ đang được các nhà khoa học quan tâm hiện nay. Nghiên cứu này nhằm mục tìm hiểu khả năng xử lý asen của vật liệu .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.