Kiến tạo Kainozoi khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn qua phân tích hệ thống các hang động karst

hông qua việc phân tích định hướng của các lối thông trong hang động và độ cao phân bố của các tầng thành tạo hang động, bài viết xác định đặc điểm trường ứng suất khu vực và vận động nâng trong giai đoạn Tân kiến tạo và Hiện đại. . | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 32, Số 2S (2016) 45-58 Kiến tạo Kainozoi khu vực Cao nguyên đá Đồng Văn qua phân tích hệ thống các hang động karst Nguyễn Văn Hướng1,*, Nguyễn Thùy Dương1, Nguyễn Thị Ánh Nguyệt1, Phạm Nữ Quỳnh Nhi1, Đặng Thị Phương Thảo1, Trần Văn Phong2, Nguyễn Ngọc Anh3 1 Khoa Địa chất, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội, 334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam 2 Viện Địa chất, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam 3 Viện Tài Nguyên và Môi Trường Biển, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam Nhận ngày 15 tháng 8 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 20 tháng 9 năm 2016; chấp nhận đăng ngày 28 tháng 10 năm 2016 Tóm tắt: Hệ thống hang động karst vùng cao nguyên đá Đồng Văn phát triển chủ yếu trên các thành tạo carbonat tuổi Carbon - Permi và Trias. Sự phát triển của chúng bị khống chế bởi vận động kiến tạo trong Kanozoi. Thông qua việc phân tích định hướng của các lối thông trong hang động và độ cao phân bố của các tầng thành tạo hang động, bài viết xác định đặc điểm trường ứng suất khu vực và vận động nâng trong giai đoạn Tân kiến tạo và Hiện đại. Kết quả cho thấy hệ thống hang động karst vùng cao nguyên đá ghi nhận hoạt động phá hủy kiến tạo với hai pha biến dạng có trục ứng suất nén ngang cực đại (SHmax) định hướng chủ đạo theo phương đông-tây trong pha sớm (Miocen - Pliocen) và bắc - nam trong pha muộn (Pliocen - Hiện tại). Các tầng thành tạo hang động karst ở cao nguyên đá thể hiện hoạt động nâng Tân kiến tạo diễn ra theo bốn giai đoạn phát triển từ Miocen đến ngày nay. Từ khóa: Tân kiến tạo, trường ứng suất, lối thông hang động, karst, Đồng Văn. 1. Giới thiệu * karst kỳ thú. Cao nguyên đá (CNĐ) Đồng Văn, bao gồm toàn bộ diện tích 4 huyện của tỉnh Hà Giang gồm Đồng Văn, Mèo Vạc, Yên Minh và Quản Bạ, là công viên địa chất đầu tiên của Việt Nam được UNESCO vinh danh năm 2010 [1]. Trong số các di sản địa chất của CNĐ Đồng Văn, đối tượng hang động thuộc kiểu di sản Địa mạo [2], phân bố

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.